Bài giảng Chăn nuôi gia cầm - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
Số trang: 61
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.32 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài giảng Chăn nuôi gia cầm cung cấp cho người học những kiến thức như: Đặc điểm giải phẫu - sinh lý của gia cầm; Giống và công tác giống gia cầm; Sức sản xuất của gia cầm; Kỹ thuật nuôi dưỡng gia cầm; Kỹ thuật ấp trứng gia cầm; Chuồng trại, thiết bị và dụng cụ chăn nuôi gia cầm. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Chăn nuôi gia cầm - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG LÀO CAI Lù Thị LừuBài giảng CHĂN NUÔI GIA CẦM LÀO CAI, 2011 LỜI NÓI ĐẦU Để góp phần vào sự đổi mới và phát triển ngành chăn nuôi gia cầm, đồng thời gópphần tăng thêm nguồn tài liệu tham khảo, cũng như để phục vụ kịp thời cho công tác giảngdạy và học môn chăn nuôi gia cầm ở tại trường. Chúng tôi biên soạn tập bài giảng chănnuôi gia cầm gồm 6 chương. Để hoàn thành tập bài giảng này chúng tôi đã tham khảo nhiều giáo trình nhângiống gia cầm và chăn nuôi gia cầm trước và gần đây. Đặc biệt là tài liệu của các tác giảthuộc trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Do trình độ và kinh nghiệm còn có hạn nên tập bài giảng không tránh khỏi nhữngthiếu sót. Chúng tôi mong đợi và chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của các thầy côgiáo, các bạn đồng nghiệp, sinh viên để bổ sung tập bài giảng hoàn thiện hơn. TÁC GIẢ 3 Chương 1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU - SINH LÝ CỦA GIA CẦM1.1. DA VÀ SẢN PHẨM CỦA DA1.1.1 Da Một đặc điểm nổi bật trong cấu trúc da của gia cầm là trên toàn bộ bề mặt da khôngcó tuyến mồ hôi và tuyến nhờn mà chỉ có tuyến phao câu. Tuyến phao câu là nơi tập trung các tuyến nhờn biến dạng, nằm ở dưới da, trên vùngđốt sống đuôi. Gồm hai thuỳ ovan hoặc hình tròn. Thành phần chất tiết của tuyến phao câuchủ yếu là lipit, protein, axit nucleic... Chất tiết của phao câu giúp cho bộ lông của gia cầmluôn sáng bóng, dai bền, mềm mại và ngăn cản nước, các chất có hại từ bên ngoài xâm nhậpvào da. Đối với thuỷ cầm, chất tiết của tuyến phao câu còn giúp cho lông vũ và da không bịướt, đồng thời làm giảm lực ma sát trượt khi bơi trên mặt nước.1.1.2 Sản phẩm của da - Lông vũ Khác với gia súc toàn thân gia cầm được bao phủ bởi bộ lông vũ. Cấu trúc của lôngvũ gồm 2 phần chính: phần gốc lông (nằm trong da), trục lông (phần lộ ra ngoài). Trục lônggồm thân lông và phiến lông, tuỳ thuộc vào hình dạng và cấu trúc mà người ta chia ra cácloại sau: + Lông ống: Gồm lông ống thân, lông ống cánh, lông ống đuôi. Thân lông dày cứng,phiến lông dày xít. + Lông nhung: Hay còn gọi là lông bông, thân ngắn, phiến lông mềm, thường nằmdưới các lông ống. + Lông tơ: Nhỏ và dài, mọc rải rác toàn thân. + Lông hình kim: Có thân lông tương đối dài nhưng phiến lông ngắn. Thường mọcxung quanh các ống dẫn chất tiết của tuyến phao câu. - Mào Mào gồm lớp biểu bì và lớp mô dưới da, ở giữa chứa rất nhiều mạch máu, màng keo,tế bào mỡ và đầu mút các dây thần kinh. Có nhiều dạng mào như mào đơn, mào hoa hồng,mào hạt đào, hạt đậu, trái dâu, mào nụ... Theo màu sắc, trạng thái và sự phát triển của màongười ta có thể phán đoán được sức khoẻ, sự phát dục và khả năng sinh sản của gia cầm. Ngoài ra còn một số sản phẩm khác như tích, lá tai, móng cựa, mỏ và các nốt đậu. - Màu sắc lông và da của gia cầm Da của gia cầm có nhiều màu khác nhau như vàng, trắng, hồng, đen... phụ thuộc vàosắc tố chứa trong các tế bào da. Các sắc tố đó chính là dẫn xuất của melanin hay lipocrom.1.2. BỘ XƯƠNG Xương gia cầm giòn, ít độ dẻo do chứa nhiều muối canxi nên dễ gãy. Xương nhẹ,nhiều xương không chứa tuỷ mà chứa đầy không khí. Xương gia cầm được chia làm 3 phần chính: - Xương đầu: xương hộp sọ, xương mặt, xương dưới lưỡi, xương tai. - Xương mình: xương sống, xương sườn và xương ngực - Xương chi: xương vai, xương chậu, các xương ngón tự do.1.2.1 Xương đầu Khác với gia súc, ở gia cầm các xương của hộp sọ gắn liền với nhau nên rất khó phânbiệt được. Những xương này có nhiệm vụ bảo vệ não bộ trong hộp sọ. 41.2.2 Xương mình Cột sống của gia cầm được chia thành đoạn cổ, ngực, thắt lưng và đuôi, ở mỗi đoạn,các đốt sống có nét đặc trưng riêng. Các đốt sống hình vòng liên kết với nhau tạo thành cộtsống. - Đoạn cổ của cột sống dài nhất, cong hình chữ S. Số lượng đốt sống nhiều cùng vớimối liên kết động làm cho cổ gia cầm rất linh hoạt, có thể quay được góc 180 o. - Đoạn xương sống ngực ngắn hơn, mối liên kết giữa các đốt ngực là bất động giúpcho lồng ngực thêm vững chãi. - Xương ngực ở gia cầm rất phát triển. Dọc theo xương ngực có xương lưỡi hái nhôra phía trước, đây là chỗ bám của cơ ngực ở gia cầm. - Đoạn xương sống thắt lưng ở gia cầm hoàn toàn gắn lại với nhau tạo thành mộtxương lớn gọi là xương thắt lưng phức hợp. Số lượng đốt sống thay đổi từ 11- 14 đốt. Đoạnxương sống đuôi có từ 5 - 6 đốt ở gà, 7 - 8 đốt ở vịt và ngỗng, những đốt này cử động tự do.1.2. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Chăn nuôi gia cầm - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG LÀO CAI Lù Thị LừuBài giảng CHĂN NUÔI GIA CẦM LÀO CAI, 2011 LỜI NÓI ĐẦU Để góp phần vào sự đổi mới và phát triển ngành chăn nuôi gia cầm, đồng thời gópphần tăng thêm nguồn tài liệu tham khảo, cũng như để phục vụ kịp thời cho công tác giảngdạy và học môn chăn nuôi gia cầm ở tại trường. Chúng tôi biên soạn tập bài giảng chănnuôi gia cầm gồm 6 chương. Để hoàn thành tập bài giảng này chúng tôi đã tham khảo nhiều giáo trình nhângiống gia cầm và chăn nuôi gia cầm trước và gần đây. Đặc biệt là tài liệu của các tác giảthuộc trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Do trình độ và kinh nghiệm còn có hạn nên tập bài giảng không tránh khỏi nhữngthiếu sót. Chúng tôi mong đợi và chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của các thầy côgiáo, các bạn đồng nghiệp, sinh viên để bổ sung tập bài giảng hoàn thiện hơn. TÁC GIẢ 3 Chương 1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU - SINH LÝ CỦA GIA CẦM1.1. DA VÀ SẢN PHẨM CỦA DA1.1.1 Da Một đặc điểm nổi bật trong cấu trúc da của gia cầm là trên toàn bộ bề mặt da khôngcó tuyến mồ hôi và tuyến nhờn mà chỉ có tuyến phao câu. Tuyến phao câu là nơi tập trung các tuyến nhờn biến dạng, nằm ở dưới da, trên vùngđốt sống đuôi. Gồm hai thuỳ ovan hoặc hình tròn. Thành phần chất tiết của tuyến phao câuchủ yếu là lipit, protein, axit nucleic... Chất tiết của phao câu giúp cho bộ lông của gia cầmluôn sáng bóng, dai bền, mềm mại và ngăn cản nước, các chất có hại từ bên ngoài xâm nhậpvào da. Đối với thuỷ cầm, chất tiết của tuyến phao câu còn giúp cho lông vũ và da không bịướt, đồng thời làm giảm lực ma sát trượt khi bơi trên mặt nước.1.1.2 Sản phẩm của da - Lông vũ Khác với gia súc toàn thân gia cầm được bao phủ bởi bộ lông vũ. Cấu trúc của lôngvũ gồm 2 phần chính: phần gốc lông (nằm trong da), trục lông (phần lộ ra ngoài). Trục lônggồm thân lông và phiến lông, tuỳ thuộc vào hình dạng và cấu trúc mà người ta chia ra cácloại sau: + Lông ống: Gồm lông ống thân, lông ống cánh, lông ống đuôi. Thân lông dày cứng,phiến lông dày xít. + Lông nhung: Hay còn gọi là lông bông, thân ngắn, phiến lông mềm, thường nằmdưới các lông ống. + Lông tơ: Nhỏ và dài, mọc rải rác toàn thân. + Lông hình kim: Có thân lông tương đối dài nhưng phiến lông ngắn. Thường mọcxung quanh các ống dẫn chất tiết của tuyến phao câu. - Mào Mào gồm lớp biểu bì và lớp mô dưới da, ở giữa chứa rất nhiều mạch máu, màng keo,tế bào mỡ và đầu mút các dây thần kinh. Có nhiều dạng mào như mào đơn, mào hoa hồng,mào hạt đào, hạt đậu, trái dâu, mào nụ... Theo màu sắc, trạng thái và sự phát triển của màongười ta có thể phán đoán được sức khoẻ, sự phát dục và khả năng sinh sản của gia cầm. Ngoài ra còn một số sản phẩm khác như tích, lá tai, móng cựa, mỏ và các nốt đậu. - Màu sắc lông và da của gia cầm Da của gia cầm có nhiều màu khác nhau như vàng, trắng, hồng, đen... phụ thuộc vàosắc tố chứa trong các tế bào da. Các sắc tố đó chính là dẫn xuất của melanin hay lipocrom.1.2. BỘ XƯƠNG Xương gia cầm giòn, ít độ dẻo do chứa nhiều muối canxi nên dễ gãy. Xương nhẹ,nhiều xương không chứa tuỷ mà chứa đầy không khí. Xương gia cầm được chia làm 3 phần chính: - Xương đầu: xương hộp sọ, xương mặt, xương dưới lưỡi, xương tai. - Xương mình: xương sống, xương sườn và xương ngực - Xương chi: xương vai, xương chậu, các xương ngón tự do.1.2.1 Xương đầu Khác với gia súc, ở gia cầm các xương của hộp sọ gắn liền với nhau nên rất khó phânbiệt được. Những xương này có nhiệm vụ bảo vệ não bộ trong hộp sọ. 41.2.2 Xương mình Cột sống của gia cầm được chia thành đoạn cổ, ngực, thắt lưng và đuôi, ở mỗi đoạn,các đốt sống có nét đặc trưng riêng. Các đốt sống hình vòng liên kết với nhau tạo thành cộtsống. - Đoạn cổ của cột sống dài nhất, cong hình chữ S. Số lượng đốt sống nhiều cùng vớimối liên kết động làm cho cổ gia cầm rất linh hoạt, có thể quay được góc 180 o. - Đoạn xương sống ngực ngắn hơn, mối liên kết giữa các đốt ngực là bất động giúpcho lồng ngực thêm vững chãi. - Xương ngực ở gia cầm rất phát triển. Dọc theo xương ngực có xương lưỡi hái nhôra phía trước, đây là chỗ bám của cơ ngực ở gia cầm. - Đoạn xương sống thắt lưng ở gia cầm hoàn toàn gắn lại với nhau tạo thành mộtxương lớn gọi là xương thắt lưng phức hợp. Số lượng đốt sống thay đổi từ 11- 14 đốt. Đoạnxương sống đuôi có từ 5 - 6 đốt ở gà, 7 - 8 đốt ở vịt và ngỗng, những đốt này cử động tự do.1.2. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Chăn nuôi gia cầm Chăn nuôi gia cầm Phương thức chăn nuôi gia cầm Phương pháp chọn lọc gia cầm Cấu tạo trứng gia cầm Kỹ thuật nuôi dưỡng gia cầmGợi ý tài liệu liên quan:
-
146 trang 109 0 0
-
Giáo trình chăn nuôi gia cầm - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
230 trang 70 1 0 -
Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng của con lai (ngan x vịt) và các dòng bố, mẹ của chúng
8 trang 61 0 0 -
272 trang 28 1 0
-
Đề cương chi tiết học phần: Chăn nuôi gia cầm
10 trang 26 0 0 -
Năng suất sinh sản và chất lượng trứng vịt Nà Tấu
9 trang 25 0 0 -
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ THỊT - PHẦN 3
25 trang 24 0 0 -
28 trang 23 0 0
-
Giáo trình Chăn nuôi gia cầm (Nghề: Chăn nuôi - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
150 trang 22 1 0 -
100 trang 22 1 0