Danh mục

Chăn nuôi gia cầm part 6

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 892.20 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong sự phát triển xương ta thấy chiều dài xương bàn chân và khối lượng cơ thể có tương quan dương chặt chẽ r = 0,659, do đó trong công tác giống chiều dài xương bàn chân được sử dụng rộng rãi như chỉ tiêu về khối lượng cơ thể để chọn, tạo giống sinh trưởng nhanh (gia cầm có xương bàn chân dài thường có khối lượng và tốc độ sinh trưởng nhanh hơn xương ngắn). 4.3. Sức sinh sản Do đặc điểm của gia cầm là đẻ trứng, ấp trứng, nuôi con và gia cầm con có khả...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chăn nuôi gia cầm part 6 Trong sự phát triển xương ta thấy chiều dài xương bàn chân và khối lượng cơ thể có tương quan dương chặt chẽ r = 0,659, do đó trong công tác giống chiều dài xương bàn chân được sử dụng rộng rãi như chỉ tiêu về khối lượng cơ thể để chọn, tạo giống sinh trưởng nhanh (gia cầm có xương bàn chân dài thường có khối lượng và tốc độ sinh trưởng nhanh hơn xương ngắn). 4.3. Sức sinh sản Do đặc điểm của gia cầm là đẻ trứng, ấp trứng, nuôi con và gia cầm con có khả năng tự dưỡng nên sức sinh sản được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: 4.3.1.Tỉ lệ thụ tinh Tỉ lệ thụ tinh (TLTT) là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sức sinh sản của bố mẹ. Tỉ lệ thụ tinh được xác định theo công thức (1) hoặc (2): Số trứng có phôi TLTT (%) = x100 (1) Số trứng đẻ ra Số trứng có phôi TLTT (%) = x100 (2) Số trứng đem ấp Mỗi cách tính có ý nghĩa riêng của nó. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ thụ tinh -Giống, dòng: hướng trứng có TLTT cao hơn hướng kiêm trứng và TLTT thấp nhất là hướng thịt -Tuổi: tỉ lệ thụ tinh cao ở những năm đầu. -Thức ăn: Protit và vitamin ảnh hưởng đến TLTT lớn hơn cả -Ngoại cảnh, mùa vụ: mùa xuân, mùa thu cho TLTT cao, mùa hè, đông TLTT thấp. 141 -Tỉ lệ trống/mái thích hợp khi ghép đôi giao phối: Gà hướng trứng 1/10-12, Gà kiêm dụng 1/7-8, Gà hướng thịt 1/4-5; Vịt cỏ 1/7-10, Vịt bầu 1/4-5. Tuổi gia cầm trống có ảnh hưởng đến TLTT. 4.3.2. Tỉ lệ ấp nở Tỉ lệ ấp nở (TLAN) (%) được xác định theo công thức (1), (2) hoặc tỷ lệ nở của trứng thụ tinh (3). Số gà con nở ra loại I Tỉ lệ ấp nở (%) = X 100 (1) Tổng số trứng đẻ ra Số gà con nở ra loại I Tỉ lệ ấp nở (%) = X 100 Tổng số trứng đem ấp Tỷ lệ nở của trứng Số lượng gà con nở loại I X 100 thụ tinh (%) = Số lượng trứng có phôi Khi so sánh cần chú ý xem kết quả được tính theo công thức nào. Những nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ ấp nở -Giống, dòng gia cầm, chế độ nuôi dòng đàn bố mẹ, thời gian bảo quản và điều kiện bảo quản trứng giống trước khi ấp, chế độ ấp trứng. -Chất lượng trứng ấp: trứng có khối lượng trung bình của giống có tỉ lệ ấp nở cao hơn trứng lớn hoặc nhỏ trong cùng giống. Trứng có chỉ số hình dạng 74-76 (d/D) nở tốt. Đã xác định 21 gen gây chết ở gia cầm thì 16 gen tác động đến khả năng ấp nở. HSDT về tỉ lệ ấp nở là 13-16%; có sự biến động lớn qua các năm. Phần lớn các gen gây chết đều có kiểu di truyền lặn và chỉ biểu hiện khi có giao phối cận huyết qua tỉ lệ nở giảm. Trứng quả to hoặc quá nhỏ đều có tỉ lệ nở thấp . Kết quả cho thấy gà Lơgo 142 có khối lượng trứng 45-64g có TLAN 87%, dưới 45g TLAP 80%, lớn hơn 64g có TLAN 71% Tỉ lệ nở liên quan đến thời gian của chu kỳ đẻ, trứng đẻ giữa chu kỳ có tỉ lệ nở cao hơn đầu và cuối chu kỳ. Thời gian và điều kiện bảo quản trứng giống, chế độ dinh dưỡng gia cầm bố mẹ… đều ảnh hưởng đến TLAN (thảo luận ở chương ấp trứng gia cầm). 4.3.2.Tỉ lệ nuôi sống Tỉ lệ nuôi sống (TLNS) (%) là chỉ tiêu sản xuất quan trọng, quyết định hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm, được tính theo công thức (1) hoặc (2). Số gia cầm còn sống cuối kỳ Tỉ lệ nuôi sống (%) = X 100 (1) Số gia cầm con ở ra Số gia cầm sống cuối kỳ Tỉ lệ nuôi sống (%) = X 100 Số gia cầm được chọn vào nuôi đầu kỳ TLNS chịu ảnh hưởng của giống, dòng gia cầm, kỹ thuật nuôi, phương thức nhân giống… HSDT khả năng sống 13-16% và thấp hơn nữa vì vậy tính trạng này chịu sự chi phối nhiều của điều kiện ngoại cảnh. NỘI DUNG ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 1. Thành phần cấu tạo trứng gia cầm. 2. Sức sản xuất trứng, chỉ tiêu và phương pháp đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến sức sản xuất ở gia cầm. 3. Sức sản xuất thịt, chỉ tiêu và phương pháp đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến sức sản xuất thịt ở gia cầm. 4. Sức sinh sản và sức sống của gia cầm, chỉ tiêu và phương pháp đánh giá. 143 CHƢƠNG 5 ẤP TRỨNG GIA CẦM Gia cầm là đối tượng nuôi có đặc điểm đẻ trứng, ấp trứng, nuôi con, gia cầm con có khả năng sống bằng nguồn dinh dưỡng từ noãn hoàng trong tuần đầu, vì vậy có thể nuôi tách mẹ ngay từ 1 ngày tuổi. Khác với gia súc, phôi gia cầm phát triển ngoài cơ thể mẹ nên chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ...

Tài liệu được xem nhiều: