Danh mục

Bài giảng Chuẩn trong thiết kế và thi công các công trình điện: Chương 3 - Thiết kế và thi công các công trình điện theo tiêu chuẩn IEC

Số trang: 45      Loại file: pdf      Dung lượng: 468.50 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (45 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương 3.A "Thiết kế và thi công các công trình điện theo tiêu chuẩn IEC" thuộc bài giảng Chuẩn trong thiết kế và thi công các công trình điện giới thiệu đến các bạn những tiêu chuẩn về điện dân dụng, mạng điện hạ áp, mạng điện phân phối, thiết bị đóng cắt, thiết bị bảo vệ, nguồn và tải đặc biệt,... Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Chuẩn trong thiết kế và thi công các công trình điện: Chương 3 - Thiết kế và thi công các công trình điện theo tiêu chuẩn IEC LOGO Chương III Thiết kế và thi công các công trình điện theo tiêu chuẩn IEC A. Điện dân dụng B. Mạng điện hạ áp C. Mạng điện phân phối D. Thiết bị đóng cắt E. Thiết bị bảo vệ F. Nguồn và tải đặc biệt G. Công trình chiếu sáng LOGO A. Điện dân dụng 1. Mạng điện dân dụng:  Mạng điện dân dụng là mạng điện một pha hạ áp cung cấp điện cho các phụ tải sinh hoạt dân dụng và phụ tải chiếu sáng.  Mạng điện dân dụng ngày nay thường dùng các dây dẫn bọc cách điện bằng nhựa tổng hợp XLPE, bọc vỏ cách điện PVC. Các đường cáp và dây dẫn có thể đặt hở ngoài trời hoặc đặt ngầm trong đất, trong vách tường và trên trần nhà hoặc lồng trong các ống thép, ống nhựa đặt hở.  Tóm lại, mạng điện dân dụng dùng cáp và dây dẫn bọc cách điện là chính nên việc lắp đặt chủ yếu là lắp đặt các đường dây loại này. LOGO A. Điện dân dụng 2. Đặc điểm của lưới dân dụng  Mạng điện trong nhà phục vụ cho sinh hoạt là mạng điện một pha 2 dây (1 dây pha, 1 dây trung tính) lấy rẽ nhánh từ đường trục 3 pha 4 dây 380/220V.  Điểm trung tính phía hạ thế của máy biến áp phân phối trung/ hạ thường được nối đất.  Để bảo vệ chống dòng rò và hỏa hoạn do điện, cần sử dụng RCD  Các phần vỏ kim loại cần được liên kết với nhau và nối xuống hệ thống nối đất. LOGO A. Điện dân dụng 3. Phụ tải điện dân dụng  Các loại quạt: Quạt bàn, quạt trần, quạt thông gió  Máy lạnh, máy điều hòa nhiệt độ.  Máy bơm nước  Các thiết bị đun nóng: Bình nóng lạnh, lò sưởi, bếp điện, nồi cơm điện, ấm điện, bàn là điện, máy sấy tóc, lò vi sóng…  Các loại đèn điện như đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, compact.  Các thiết bị điện tử: Tivi, đầu kỹ thuật số, máy tính … Các đông cơ điện trong dân dụng chủ yếu là loại động cơ một pha có tụ LOGO A. Điện dân dụng  Để cấp điện cho các thiết bị này, thường dùng dây dẫn bọc cách điện bằng nhựa PVC một ruột hoặc 2 ruột có tiết diện 1-6 mm2 tùy thuộc vào công suất thiết bị.  Để bảo vệ và đóng cắt mạch điện dùng công tắc, Aptômat, cầu chì.  Để cấp điện cho các thiết bị di động, dùng các ổ cắm điện 5-10A. LOGO A. Điện dân dụng 4. Tiêu chuẩn, yêu cầu  Lắp đặt điện dân dụng yêu cầu tiêu chuẩn cao về độ an toàn và độ tin cậy.  Tiêu chuẩn được đề cập là IEC 60364: Mạng điện của các tòa nhà bao gồm:  Đánh giá về các đặc tính chung (IEC-60364-3)  Bảo vệ an toàn (IEC-60364-4): Chống giật, chống quá dòng, chống sự cố do nhiệt  Lựa chọn và lắp ráp thiết bị (IEC-60364-5): Các thiết bị đóng cắt, điều khiển, bảo vệ, hệ thống đi dây  Các yêu cầu đối với mạng hoặc vị trí đặc biệt (IEC-60364- 7): Nhà tắm, mạng điện trong khu triển lãm, phòng biểu diễn … LOGO A. Điện dân dụng 5. Các thành phần của tủ phân phối  Tủ phân phối gồm:  Công tơ điện  CB so lệch có bảo vệ quá dòng: trong trường hợp ngành điện dùng sơ đồ nối đất TT, hoặc giới hạn công suất tiêu thụ đăng ký. LOGO A. Điện dân dụng  Nếu lưới có sơ đồ TN, ngành điện thường bảo vệ lưới bằng cầu chì kín trước điện kế. Khách hàng không được tiếp cận cầu chì này.  Khách hàng được phép thao tác trên CB.  Dòng rò định mức của CB nguồn đầu vào nên ở ngưỡng 300mA.  Nếu lưới có sơ đồ TT, điện trở điện cực nối đất phải bé hơn Rth = 50V/300 mA = 166Ω. Thực tế lấy Rnđ nhỏ hơn 80Ω (Rth/2).  Trong trường hợp Rnđ vượt quá 80Ω, cần sử dụng một hoặc nhiều RCD có độ nhạy 30mA thay cho bảo vệ dòng rò của CB đầu vào. LOGO A. Điện dân dụng 6. Bảo vệ an toàn cho người  Với sơ đồ TT:  Chống chạm điện gián tiếp bằng các RCD có độ nhạy trung bình (300mA) ở đầu vào lưới (tích hợp trong CB đầu vào hoặc tuyến nguồn vào). Cần kết hợp với điện cực nối đất của các hộ tiêu thụ, các dây PE của thiết bị phải được nối với điện cực nối đất.  Nếu CB đầu vào không được trang bị chức năng bảo vệ so lệch, các thiết bị ở tầng trên của RCD đầu tiên phải có mức cách điện loại II.  Bắt buộc dùng RCD độ nhạy 30mA để bảo vệ an toàn cho các mạch ổ cắm điện, mạch cấp điện cho nhà tắm, phòng giặt. LOGO A. Điện dân dụng 6.1. CB đầu nguồn vào có bảo vệ so lệch  Bảo vệ so lệch tức thời:  Nếu có chạm đất  CB cắt toàn bộ lưới.  Nếu có đặt bộ chống sét, sự phóng xung áp xuống đất được coi như sự cố chạm đất đối với RCD  hệ quả là ngắt lưới. Lưới với CB đầu vào lộ tổng có bảo vệ so lệch tức thời LOGO A. Điện dân dụng  Bảo vệ so lệch kiểu định thì: (CB dạng S)  Tạo trễ ngắn, cho phép bảo vệ chọn lọc với các RCD tác động tức thời ở tầng dưới.  Tác động của CB đầu vào sẽ ít xảy ra hơn trong trường hợp quá điện áp khí quyển (sét). Dòng do quá điện áp phóng xuống Lưới điện với CB đầu vào có đất qua bộ chống sét bảo vệ so lệch tạo trễ ngắn không làm CB dạng S bị tác động. LOGO A. Điện dân dụng 6.2. CB đầu nguồn không có bảo vệ so lệch  Việc bảo vệ an toà ...

Tài liệu được xem nhiều: