Thông tin tài liệu:
Nội dung của bài giảng trình bày khái niệm vùng bờ, cửa sông ven biển; vai trò của vùng ven bờ; đặc điểm môi trường vùng ven bờ; địa chất vùng bờ, môi trường đất, môi trường nước, đặc điểm sinh học vùng đới bờ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Chương 1: Khái niệm, đặc điểm vùng đới bờ Chương IKhái niệm- đặc điểm vùng đới bờ ThS Hoàng Thị Thủy Bộ Môn Quản Lý Tài Nguyên & Du Lịch Sinh Thái Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Đại Học Nông Lâm Tp HCM NỘI DUNGI. Khái niệm vùng bờ, cửa sông ven biển (CSVB)II. Vai trò vùng ven bờIII. Đặc điểm môi trường vùng ven bờ 1.Địa chất vùng bờ 2. Khí hậu 3. Môi trường đất 4. Môi trường nước 5. Đặc điểm sinh học vùng đới bờ I. Khái niệm vùng bờ1.1 Định nghĩa vùng đới bờCó nhiều định nghĩa khác nhau về vùng đới bờ. Xác định rất khác nhau tùy theo từng quốc gia , lãnh thổ dựa vào giới hạn pháp lý và ranh giới hành chánh. Có nhiều định nghĩa bổ sung phục vụ cho những mục đích quản lý khác nhau, trong đó vấn đề ranh giới cần được xem xét.“ Cửa sông ven biển (csvb) là một thủy vực nước lợ bán kín ven bờ nối liền với biển khơi, trong đó giới hạn của nó là nơi nước biển còn vươn tới pha trộn với dòng nước ngọt bắt nguồn từ nội địa “ -Theo Prithard, 1967“Một cửa sông là một nhánh của biển đi vào một dòng sông đến nơi mà mực nước cao nhất của thủy triều còn vươn tới, thường được chia thành 3 phần:a/phần biển hay phần cửa sông thấp, nối liền với biển khơi;b/phần cửa sông trung, nơi diễn ra sự pha trộn chính của nước biển và nước ngọt;c/ phần cửa sông cao, chi phối bởi nước ngọt nhưng còn tác động của thủy triều. Giới hạn này không cố định và biến động theo lượng nước ngọt đổ ra biển từ sông”- Theo Fairbridge, 1980• Theo Công ước Luật Biển (1982), đới bờ là vùng tiếp xúc giữa đất và biển, nơi có cả khối nước và đất dưới đáy, trong đó quá trình sử dụng lục địa và sử dụng lãnh thổ đều có ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình sử dụng biển, hay nói một cách khác thì “Đới bờ là khu vực có sự gặp nhau giữa nước và đất như vùng đất thấp, vùng vịnh, bãi biển, cửa sông, lưu vực sông”.• Theo IUCN (1986), vùng ven bờ được định nghĩa như sau: là vùng ở đó đất và biển tương tác với nhau, trong đó ranh giới về đất liền được xác định bởi giới hạn các ảnh hưởng của biển đến đất và ranh giới về biển được xác định bởi giới hạn các ảnh hưởng của đất và nước ngọt đến biển.“• Theo World Bank, vùng ven bờ được hiểu là ... dựa vào những mục tiêu thực tiễn, mà vùng ven bờ là một vùng đặc biệt có những thuộc tính đặc biệt, mà giới hạn được xác định, thường dựa vào những vấn đề được giải quyết Một số ví dụ về ranh giới vùng ven bờ Nước, bang Ranh giới đất liền Ranh giới biểnRhode Island 200 bộ kể từ bờ biển Vùng lãnh hải (3 dặm)Hawaii Tất cả đất liền trừ vùng các Vùng nước của Bang khu rừng bảo vệBrunei Tất cả vùng đất liền và Từ MHWM đến 200 m nước nước cách sâu MHWM( mean of high water mark) 1 kmSingapore Toàn bộ đất liền Vùng lãnh hải và các đảo xa bờSri Lanka 300 m từ MHWM 2 km từ MLWMMalaysia Ranh giới huyện 20 km từ bờ• Vùng ven biển (Coastal area): về mặt địa lý thì rộng hơn vùng ven bờ, đường biên của nó mở rộng về phía đất liền hơn.Điều này rất quan trọng, đứng trên phương diện chức năng, bởi trong nhiều quy trình về môi trường, nhân khẩu, kinh tế và xã hội trên thực tế bắt nguồn từ vùng ven biển rộng lớn, tuy nhiên những biểu hiện của chúng chỉ thấy rõ được trong phạm vi vùng ven bờ.• Vùng nước ven biển (Coastal water): vành đai hẹp gần bờ có nước biển và nước cửa sông.• Vùng gian triều (Intertidal area): vùng giữa đường ngập triều khi triều thấp nhất và đường ngập triều khi triều cao nhất (phần đất liền chịu tác động của thủy triều).• Vùng bờ biển (Coastline): đường tiếp xúc tại điểm chia cắt đất liền với các vùng nước ven biển.• Vùng đất ven bờ (Shoreland):vùng đất liền xuống tới đường biên cao nhất bị ảnh hưởng bởi thủy triều• Cửa sông (estuary) là thuỷ vực ven bờ tương đối kín, nơi mà nước ngọt và nước biển gặp nhau và trộn lẫn vào nhau. Các đặc trưng về địa mạo, lịch sử địa chất và điều kiện khí hậu tạo nên sự khác biệt về tính chất vật lý và hoá học của các kiểu cửa sông.- Kiểu tiêu biểu nhất là cửa sông châu thổ ven bờ (coastal plain estuary).- Kiểu cửa sông thứ hai là vịnh nửa kín (semi-enclose bay) hoặc đầm phá (lagoon). Ở đây các doi cát song song với đường bờ hình thành và ngăn cản một phần sự trao đổi nước từ biển.• Các kiểu cửa sông còn được phân chia trên cơ sở của xu thế biến thiên độ muối (do quá trình đối lưu nước).• Do có nhiều sự khác nhau trong định nghĩa về khái niệm vùng ven bờ, có một số vấn để thường nảy sinh trong quá trình th ...