Danh mục

Bài giảng Chương 4: Kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định

Số trang: 33      Loại file: pdf      Dung lượng: 424.44 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (33 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Chương 4: Kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định trình bày các nội dung chính sau: Khái niệm, đặc điểm; Mục tiêu kiểm toán; Kiểm soát nội bộ; Rủi ro và sai sót thường gặp; Các thủ tục kiểm toán.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Chương 4: Kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN CHƢƠNG 4 KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Bộ môn Kiểm toán7/2/2019 1 NỘI DUNG • Khái niệm, đặc điểm • Mục tiêu kiểm toán • Kiểm soát nội bộ • Rủi ro và sai sót thường gặp • Các thủ tục kiểm toán Bộ môn Kiểm toán7/2/2019 2 I. Khái niệm và đặc điểm của khoản mục tài sản cố định - TSCĐHH: Là tài sản có hình thái vật chất do DN nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ HH. - TSCĐVH: TSCĐ vô hình là tài sản không có hình thái vật chất, nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. Bộ môn Kiểm toán7/2/2019 3 ĐẶC ĐIỂM - Khoản mục có giá trị lớn, thường chiếm tỷ trọng đáng kể so với tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán. - Số lượng tài sản cố định thường không nhiều và từng đối tượng thường có giá trị lớn. - Số lượng nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trong năm thường ít phát sinh. - Ước tính kế toán (Chi phí khấu hao) - Vấn đề khóa sổ cuối năm không phức tạp như tài sản lưu động do khả năng xảy ra nhầm lẫn trong ghi nhận các nghiệp vụ về TSCĐ giữa các niên độ thường không cao. Bộ môn Kiểm toán7/2/2019 4 3. RỦI RO VÀ SAI SÓT THƢỜNG GẶP 3.1. TSCĐ HỮU HÌNH VÀ TSCĐ VÔ HÌNH - Quản lý TSCĐ chưa chặt chẽ: hồ sơ TSCĐ chưa đầy đủ, TSCĐ vẫn chưa chuyển quyền sở hữu cho đơn vị nhưng đã ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán; không có sổ, thẻ chi tiết cho từng TSCĐ. - Không tiến hành kiểm kê TSCĐ cuối kì, biên bản kiểm kê không phân loại TSCĐ không sử dụng, chờ thanh lý, đã hết khấu hao. Số chênh lệch trên sổ sách so với biên bản kiểm kê chưa được xử lý. - TSCĐ đưa vào hoạt động thiếu biên bản bàn giao, biên bản giao nhận. - Hạch toán tăng TSCĐ khi chưa có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ: quyết toán công trình, biên bản nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng… - Không theo dõi sổ chi tiết nguồn vốn hình thành TSCĐ. Không theo dõi riêng các TSCĐ đem cầm cố, thế chấp. Bộ môn Kiểm toán7/2/2019 5 3. RỦI RO VÀ SAI SÓT THƢỜNG GẶP 3.1. TSCĐ HỮU HÌNH VÀ TSCĐ VÔ HÌNH - Phân loại sai: tài sản không đủ chỉ tiêu ghi nhận TSCĐ nhưng vẫn ghi nhận là TSCĐ, hạch toán nhầm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. - Nâng cấp TSCĐ hoàn thành nhưng chưa ghi tăng nguyên giá TSCĐ, chưa xác định lại thời gian sử dụng hữu ích và điều chỉnh khấu hao phải trích vào chi phí trong kì. - Đơn vị áp dụng phương pháp tính, trích khấu hao không phù hợp, không nhất quán, xác định thời gian sử dụng hữu ích không hợp lí, mức trích khấu hao không đúng quy định, vượt quá mức khấu hao tối đa hoặc thấp hơn mức khấu hao tối thiểu được trích vào chi phí trong kì , trích khấu hao với cả những tài sản đã khấu hao hết… - Số khấu hao lũy kế chưa chính xác, khấu hao ở các bộ phận mà không được phân bổ.7/2/2019 Bộ môn Kiểm toán 6 3. RỦI RO VÀ SAI SÓT THƢỜNG GẶP 3.1. TSCĐ HỮU HÌNH VÀ TSCĐ VÔ HÌNH - Chưa thực hiện đầy đủ thủ tục thanh lý TSCĐ: thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ, quyết định thanh lý, không có biên bản thanh lý hoặc biên bản không có chữ kí của người có thẩm quyền… - Hạch toán giảm TSCĐ khi thực tế chưa thanh lý, tháo dỡ, chưa có quyết định của HĐQT, Giám đốc,… - Không hạch toán đầy đủ, kịp thời thu nhập thu từ hoạt động thanh lý TSCĐ. - Đầu tư TSCĐ trước khi có sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền hoặc không có trong kế hoạch đầu tư được phê duyệt. - TSCĐ đầu tư không đúng nguồn, mục đích. - Đầu tư TSCĐ không hợp lý: quá nhiều hoặc dùng nguồn vay ngắn hạn để đầu tư. - Chưa tiến hành đánh giá lại TSCĐ khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp hoặc có đánh giá nhưng không phù hợp. Bộ môn Kiểm toán7/2/2019 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: