Danh mục

Bài giảng Chương 7: Giáo dục trẻ khiếm thị mầm non di chuyển một cách an toàn

Số trang: 14      Loại file: ppt      Dung lượng: 279.00 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Chương 7: Giáo dục trẻ khiếm thị mầm non di chuyển một cách an toàn bao gồm những nội dung về khái niệm, ý nghĩa, mục tiêu của định hướng di chuyển; biện pháp dạy trẻ khiếm thị định hướng di chuyển. Mời các bạn tham khảo bài giảng để hiểu rõ hơn về những nội dung này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Chương 7: Giáo dục trẻ khiếm thị mầm non di chuyển một cách an toàn Chương 7. Giáo dục trẻ khiếm thị mầm non dichuyển một cách an tòan 7.1. Khái niệm, ý nghĩa, mục tiêu của định hướng di chuyển 7.2. Biện pháp dạy trẻ khiếm thị định hướng di chuyển.1. Khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa củađịnh hướng và di chuyển Định hướng là việc xác định vị trí trong môi trường gần nhất. Kĩ năng định hướng là việc thu thập và xử lí thông tin từ môi trường bằng giác quan, qua đó xác định vị trí cá nhân của mình giúp cho di chuyển - vận động đúng mục đích. Giáo dục định hướng, di chuyển, vận động nhằm giúp trẻ thích ứng với môi trường sống và tạo điều kiện cần thiết để trẻ tiếp thu, lĩnh hội chương trình học tập ở trường phổ thông. Di chuyển - vận động là một khía cạnh của quá trình phát triển vận động. Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc học tập, lao động và thoả mãn nhu cầu xã hội Di chuyển - vận động đóng vai trò quan trọng và thiết yếu trong quá trình phát triển và hoạt động, thực hiện chức năng của mỗi cá nhân. Đi lại độc lập, an toàn và đúng mục đích trong môi trường có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với mỗi con người. Khả năng đi lại có ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống của một con người. Đối với trẻ khiếm thị, định hướng, di chuyển - vận động càng đặc biệt quan trọng. Định hướng, di chuyển - vận động là một phần không thể thiếu của bất kì chương trình giáo dục và phục hồi chức năng nào. Định hướng, di chuyển -vận động còn có ý nghĩa đặc biệt là giúp trẻ khiếm thị đi lại độc lập, an toàn, đúng mục đích và duyên dáng, lịch sự. Suy giảm hoặc mất hẳn khả năng tri giác thị giác là một trở ngại rất lớn cho định hướng - di chuyển của người khiếm thị. Nhưng trở ngại đó không phải là không thể khắc phục. Trong đời sống thực hằng ngày, nhiều người khiếm thị qua rèn luyện đã đạt được khả năng di chuyển - định hướng không kém người sáng. Ví dụ: trong số 1226 người trên toàn thế giới chinh phục được đỉnh Everest trên dãy Hymalaya có 1 người khiếm thị. Vậy, nếu có những biện pháp rèn luyện phù hợp và kịp thời, trẻ khiếm thị hoàn toàn có thể vượt qua được trở ngại trên.2. Biện pháp dạy định hướng dichuyển cho trẻ khiếm thị 2.1. Biện pháp định hướng không gian với đồ vật Dựa vào những vật chuẩn trong không gian để xác định vị trí của bản thân với môi trường xung quanh trong không gian hẹp như cửa ra vào, cửa sổ, nơi treo đèn (những nơi quen thuộc và những sự vật quen thuộc với trẻ). Từ những vật chuẩn trên, hướng dẫn trẻ định hướng không gian 3 chiều từ bản thân trẻ như: trái phải, trên - dưới, trước - sau. Rèn luyện kĩ năng định hướng trên bằng cách di chuyển các đồ vật theo yêu cầu như: lăn quả bóng về bên trái, tung quả bóng lên cao... , yêu cầu trẻ chuyển động tới các vật chuẩn đã được xác định, yêu cầu trẻ tung những vật về phía vật chuẩn, sau đó xác định hướng chuyển động so với vị trí của trẻ.2.2. Biện pháp định hướng không gianbằng thính giác Trước khi tiến hành hướng dẫn trẻ định hướng không gian bằng thính giác, yêu cầu trẻ rèn luyện các kĩ năng sau:- Kĩ năng phát hiện âm thanh. Trong đời sống hằng ngày có rất nhiều loại âm thanh hay còn gọi là tiếng ồn (âm thanh nền). Những âm thanh đó luôn luôn tác động lên cơ quan thụ cảm âm thanh của con người và người ta bị trơ trước các loại âm thanh đó. Vậy, cần phải hướng dẫn trẻ phát hiện ra những âm thanh cần chú ý giữa các âm thanh nền đó mặc dù âm thanh đó không có tần số cao hơn âm thanh nền. -Kĩ năng phân biệt âm thanh. Để giúp trẻ dựa vào âm thanh định hướng vị trí của cơ thể, phải hướng dẫn trẻ phân biệt loại âm thanh. Đó là các loại âm thanh: âm thanh của tự nhiên và âm thanh của đời sống xã hội. Âm thanh của tự nhiên là các loại âm thanh như: tiếng gió thổi, tiếng sóng vỗ, tiếng nước chảy, tiếng chim hay tiếng côn trùng... Âm thanh của đời sống xã hội là các âm thanh như: tiếng cười nói của những người xung quanh, tiếng kêu của các loại gia súc, gia cầm, tiếng của các loại phương tiện giao thông... Hướng dẫn cho trẻ biết khi nào, ở đâu có thể phát ra những loại âm thanh trên. - Kĩ năng định vị âm thanh. Với kĩ năng định vị âm thanh, trẻ phân biệt được nguồn gốc của âm thanh, trạng thái đứng im hay chuyển động của vật phát ra âm thanh, khoảng cách từ vị trí của bản thân tới nơi phát ra âm thanh. Dựa vào các kĩ năng trên, trẻ có thể xác định được vị trí của bản thân, trạng thái của sự vật chuyển động hay đứng im, an toàn hay nguy hiểm. 2.3. Biện pháp kết hợp đa giác quan Đó là sử dụng các cảm giác cơ giác vận động, cảm giác da và cảm giác áp lực/sức ép hay còn gọi là giác quan thứ sáu. Từ cảm giác của cơ giác vận động, rèn luyện cho trẻ cảm nhận được trẻ đang di chuyển - vận động trên mặt phẳng nào: bằng phẳng, lồi lõm, trơn nhẵn, đi lên hay đi xuống. Từ đó, xác định vị trí của bản thân và hướng di chu ...

Tài liệu được xem nhiều: