Danh mục

Bài giảng Chương VI: Kế toán nghiệp vụ thanh toán và tín dụng quốc tế

Số trang: 44      Loại file: pdf      Dung lượng: 716.02 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (44 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thanh toán quốc tế là quan hệ thanh toán giữa người chi trả ở nước này với người thụ hưởng ở nước khác thông qua trung gian thanh toán của các ngân hàng ở các nước phục vụ người chi trả và người thụ hưởng. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này mời các bạn cùng tìm hiểu "Bài giảng Chương VI: Kế toán nghiệp vụ thanh toán và tín dụng quốc tế".
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Chương VI: Kế toán nghiệp vụ thanh toán và tín dụng quốc tế Chương VI Kế toán nghiệp vụ thanh toán và tín dụng quốc tế 1. Kế toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế ( TTQT ) 1.1. Những vấn đề chung về kế toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sản suất hàng hoá phát triển không ngừng. Việc trao đổi hàng hoá, tiền tệ giữa các nước ngày càng mở rộng và đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được của mỗi quốc gia, từ đó thanh toán quốc tế ra đời và phát triển không ngừng. Về bản chất, Thanh toán quốc tế là quan hệ thanh toán giữa người chi trả ở nước này với người thụ hưởng ở nước khác thông qua trung gian thanh toán của các ngân hàng ở các nước phục vụ người chi trả và người thụ hưởng. Với xu hướng hội nhập quốc tế, thanh toán quốc tế trở thành nghiệp vụ ngày càng quan trọng đối với các ngân hàng. Thanh toán quốc tế bao gồm thanh toán mậu dịch và thanh toán phi mậu dịch. Thanh toán mậu dịch phát sinh trên cơ sở thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ xuất nhập khẩu. Thanh toán phi mậu dịch phát sinh trên cơ sở các khoản chuyển giao vốn đầu tư, chuyển giao thu nhập, chuyển giao lợi nhuận... Xét ở góc độ quan hệ thanh toán giữa hai khách hàng, quan hệ thanh toán quốc tế rất phức tạp vì quan hệ kinh tế giữa người thụ hưởng và người chi trả ở các khoảng cách rất xa nhau nên khó có đủ thông tin chính xác về nhau. Hơn nữa, thanh toán quốc tế ở những nước khác nhau thì các điều kiện về kinh tế, chính trị, phong tục cũng khác nhau. Thanh toán quốc tế có nhiều phương thức thanh toán như: Thanh toán chuyển tiền, thanh toán uỷ thác thu, thư tín dụng, séc, thẻ thanh toán quốc tế... Các phương thức thanh toán này thực hiện theo thông lệ quốc tế về thanh toán quốc tế và quy định của từng quốc gia trong từng thời kỳ. Việc áp dụng hình thức thanh toán nào là do khách hàng lựa chọn, tuỳ thuộc vào quan hệ kinh tế; độ tín nhiệm; loại hàng hoá dịch vụ được mua, bán hoặc trao đổi giữa hai khách hàng, và để xác định rõ quyền lợi, nghĩa vụ trách nhiệm của các bên, hạn chế bới rủi ro trong thanh toán. Xét ở góc độ quan hệ thanh toán giữa các ngân hàng, các ngân hàng có thể thực hiện thanh toán qua tài khoản tiền gửi mở tại các ngân hàng đại lý. Các ngân hàng càng có nhiều quan hệ tiền gửi với nhiều ngân hàng đại lý thì khả năng phục vụ trong thanh toán quốc tế càng tăng lên. Tuy nhiên khi mở tài khoản ở nhiều ngân hàng thì vốn bị phân tán, cũng như tăng rủi ro đối tác. Vì vậy khi tham gia vào nghiệp vụ thanh toán quốc tế, các ngân hàng thường mở tài khoản tiền gửi và thanh toán tại những ngân hàng đại lý lớn, có uy tín ở các thị trường có nhiều giao dịch, quan hệ kinh tế. Các ngân hàng có nhiều chi nhánh cũng sẽ tập trung thanh toán qua một hoặc một số đầu mối tại trung ương hoặc tại các chi nhánh lớn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong thanh toán quốc tế. 1.2. Tài khoản sử dụng trong kế toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế 1.2.1. Các tài khoản nội bảng - Tài khoản tiền mặt ngoại tệ (SH 103) - Tài khoản chứng từ có giá trị ngoại tệ (SH 104) - Tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài (SH 123) (TK NOSTRO) - Tài khoản tiền gửi của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ (SH 422) - Tài khoản tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng ngoại tệ (SH 426) - Tài khoản tiền gửi của các ngân hàng nước ngoài bằng ngoại tệ (SH 411) - Tài khoản vay ngân hàng trong nước bằng ngoại tệ (SH 416) - Tài khoản vay ngân hàng nước ngoài bằng ngoại tệ (SH 418) Các tài khoản nêu trên đã được trình bày rõ tính chất, kết cấu ở các chương, phần khác của giáo trình nên không được trình bày lại nội dung ở đây. - Tài khoản chuyển tiền phải trả bằng ngoại tệ (SH 455) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chuyển tiền phải trả từ các NHTM khác chuyển tiền đến để trả cho các đơn vị, tổ chức cá nhân không có tài khoản ở NHTM. Kết cấu tài khoản 455: Bên Nợ ghi: Số tiền trả cho người được hưởng (Số tiền chuyển trả cho đơn vị chuyển tiền do người được hưởng không đến nhận hoặc theo yêu cầu của đơn vị chuyển tiền, của người được hưởng) Bên Có ghi: Số tiền từ các NHTM khác chuyển đến trả cho người được hưởng Dư Có: Phản ánh số tiền chuyển đến chưa thanh toán Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu quản lý theo dõi các NHTM có thể mở tài khoản chi tiết theo ngân hàng chuyển tiền đến; theo tính chất của các khoản chuyển tiền. - Tài khoản nhận ký quỹ bằng ngoại tệ (SH 428) Tài khoản này dùng để phản ánh số ngoại tệ mà TCTD nhận ký quỹ, ký cược của khách hàng để đảm bảo cho các dịch vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh, tín dụng được thực hiện đúng hợp đồng cam kết đã ký. TK 428 có các tài khoản cấp 3 sau: + TK 4281: Tiền gửi để đảm bảo thanh toán Séc + TK 4282: Tiền gửi để mở thư tín dụng (L/C) + TK 4283: Tiền gửi để bảo đảm thanh toán thẻ + TK 4284: Ký quỹ bảo lãnh + TK 4287: Ký quỹ đảm bảo thuê tài chính + TK 4289: Bảo đảm các khoản thanh toán khác Kết cấu tài khoản 428: Bên Nợ ghi: - Số ngoại tệ ký quỹ của khách hàng đã thanh toán cho người thụ hưởng; - Số ngoại tệ ký quỹ của khách hàng còn thừa trả lại cho khách hàng ký gửi. Bên Có ghi: Số ngoại tệ ký quỹ của khách hàng để đảm bảo thanh toán Dư Có: Phản ánh số ngoại tệ của khách hàng đang ký gửi tại NHTM để đảm bảo thanh toán Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng gửi tiền 1.2.2. Các tài khoản ngoại bảng - TK Chứng từ có giá trị ngoại tệ nhận thu hộ hoặc giữ hộ (SH 9122) Tài khoản này dùng để ...

Tài liệu được xem nhiều: