Danh mục

Bài giảng Chương VI: Phân bố dân cư và nguồn nhân lực xã hội

Số trang: 21      Loại file: ppt      Dung lượng: 258.50 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 20,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Chương VI: Phân bố dân cư và nguồn nhân lực xã hội hướng đến giới thiệu tới các bạn khái niệm và ý nghĩa của việc phân bố dân cư và nguồn nhân lực; phân bố nguồn nhân lực theo lãnh thổ; chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình CNH,HĐH đất nước. Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Chương VI: Phân bố dân cư và nguồn nhân lực xã hội CHƯƠNG VI: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC XÃ HỘII. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ NGUỒN NHÂN LỰCII. PHÂN BỐ NGUỒN NHÂN LỰC THEO LÃNH THỔIII. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH CNH,HĐH ĐẤT NƯỚC I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆCPHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC 1. Khái niệm 2. Các xu hướng phân công lao động chủ yếu 3. Ý nghĩa của việc phân bố hợp lý dân cư và nguồn nhân lực 1. Khái niệm• Phân bố dân cư và nguồn nhân lực là một nội dung quan trọng của phân bố lực lượng sản xuất.• Phân bố dân cư và nguồn nhân lực là sự bố trí nguồn nhân lực theo một cơ cấu số lượng và chất lượng nhất định vào các ngành, các lĩnh vực hoạt động của sản xuất xã hội và theo các khu vực lãnh thổ của một vùng, một quốc gia phù hợp với những xu hướng vận động của quy luật phân công lao động xã hội và sự di dân.2. Các xu hướng phân công lao động chủ yếu 2.1. Lao động hoạt động trong lĩnh vực kinh tế • Lao động nông nghiệp giảm về số lượng tuyệt đối và tương đối • Lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tăng lên về tuyệt đối và tương đối. • Khi đã công nghiệp hóa ở trình độ cao thì xu hướng này có sự biến động: lao động nông nghiệp và công nghiệp đều giảm về số lượng tuyệt đối và tỷ trọng, lao động trong ngành dịch vụ sẽ tăng lên cả về số lượng tuyệt đối và tỷ trọng trong cơ cấu lao động.2. Các xu hướng phân công lao động chủ yếu2.2. Tỷ trọng dân cư và lao động thành thị tăng lên trong tổng dân số lao động xã hội2.3. Tỷ trọng lao động được đào tạo kỹ thuật và chuyên môn cao ngày càng tăng trong NNLXH 3. Ý nghĩa của việc phân bố hợp lý dân cư và nguồn nhân lực• Bảo đảm về số lượng và cơ cấu nhân lực ( cơ cấu nghề, cơ cấu chuyên môn, cơ cấu tuổi và giới tính....) phù hợp cho sự phát triển của các lĩnh vực sản xuất xã hội.• Thúc đẩy sự phát triển khoa học, công nghệ và các phương pháp làm việc hiện đại nhờ chuyên môn hóa tay nghề cao và thiết bị kỹ thuật. » Việc bố trí nhân lực phải căn cứ vào đòi hỏi của xã hội và trình độ kỹ thuật công nghệ. 3. Ý nghĩa của việc phân bố hợp lý dân cư và nguồn nhân lực• Tạo ra sự hài hòa giữa số lượng lao động, dân cư và các điều kiện kinh tế, giúp cho việc giải quyết dễ dàng hơn các vấn đề xã hội.• Gắn lao động với các tiềm năng vật chất của sự phát triển nhằm khai thác tối đa các tiềm năng cho sự phát triển, nâng cao trình độ sử dụng sức lao động• Tạo điều kiện phát triển hài hòa giữa các khu vực.• Tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ môi trường, bảo vệ anh ninh quốc phòng.... II. PHÂN BỐ NGUỒN NHÂN LỰC THEO LÃNH THỔ1. Khái Niệm• Phân bố dân cư, lao động theo lãnh thổ là quá trình chuyển dịch từ nơi cư trú và nơi làm việc theo không gian và thời gian thông qua di dân, hình thành nên cơ cấu dân số, cơ cấu lao động ngày càng hợp lý theo các vùng lãnh thổ của các quốc gia2. Ý nghĩa:- Khai thác tối đa các tiềm năng, các lợi thế của các vùng lãnh thổ trong quốc gia đề phát triển- Tạo sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các vùng, làm giảm bớt hố sâu ngăn cách về trình độ phát triển, về KT- XH giữa các vùng với nhau. 3.DI DÂN• Từ điển đa ngữ dân số học của Liên hợp quốc, 1958 định nghĩa như sau: di dân là một hình thức di chuyển về không gian của cư dân giữa một đơn vị địa lý này với một đơn vị địa lý khác, kèm theo việc thay đổi nơi ở thường xuyên• Di dân có những nội hàm sau: - Thứ nhất, di dân phải có sự di chuyển từ đơn vị địa lý này sang đơn vị địa lý khác.Có thể là xã, phường, thị trấn, tỉnh, quốc gia hay khu vực quốc tế. - Thứ hai, sự di chuyển này phải kèm theo sự thay nơi cư trú Các yếu tố ảnh hưởng đến di dân• Lực đẩy: các điều kiện không tốt đối với đời sống của người dân như: đời sống kinh tế, xã hội không tốt, không có tài nguyên thiên nhiên, không thuận lợi về giao thông, đời sống xã hội,..• Lực hút: điều kiện tốt để sống và phát triển. Đó là những nơi có tài nguyên thiên nhiên phong phú, giàu có, điều kiện kinh tế tốt, điều kiện văn hóa - xã hội phát triển, trình độ học vấn của dân cư cao, cơ hội tìm kiếm việc làm và phát triển nhiều…→ những người di dân thường ra đi từ những nơi có “ lực đẩy” lớn và hướng đến nơi có “ lực hút” lớn. Đây là quy luật của hiện tượng di dân. Phân loại di dân• Di dân trong nước: di chuyển trong nội bộ quôc gia- Phân loại theo cấp hành chính: tỉnh, quận, huyện; xã.- Di dân phân chia theo trình độ phát triển: + Nông thôn - Nông thôn + Nông thôn - Thành thị + Thành thị - Thành thị + Thành thị - Nông thônHướng tác động của Nhà nước vào di dân• Tạo “ lực hút” ở những nơi có “ lực đẩy” lớn: bằng các chương trình chính sách của Nhà nước. Hiện nay có một số biện pháp như thu hút đầu tư nước ngoài, tạo vi ...

Tài liệu được xem nhiều: