Danh mục

Làm gì để tăng năng suất lao động của Việt Nam hiện nay?

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 426.06 KB      Lượt xem: 106      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu đo lường số lượng sản phẩm hoặc giá trị sản phẩm mà một người lao động thực hiện trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng...). Bài viết "Làm gì để tăng năng suất lao động của Việt Nam hiện nay?" chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân và đề xuất những giải pháp tăng năng suất lao động ở Việt nam thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm gì để tăng năng suất lao động của Việt Nam hiện nay? LÀM GÌ ĐỂ TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY? Nguyễn Thị Lan1 - Vũ Thị Vinh TÓM TẮT: Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu đo lường số lượng sản phẩm hoặc giá trị sản phẩm mà một người lao động thực hiện trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng…). NSLĐ là yếu tố quyết định đến mức thu nhập và mức sống của người lao động. Cùng với quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, thời gian qua, NSLĐ của Việt Nam đã cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, Việt Nam hiện tại vẫn đang có một khoảng cách lớn về NSLĐ giữa các ngành, cũng như khi so sánh với các nước khác trong cùng khu vực. Cải thiện và thúc đẩy tăng NSLĐ là một trong những vấn đề cốt lõi đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Tăng NSLĐ chính là yếu tố quyết định tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế. NSLĐ cao đồng nghĩa với phát triển nhanh, bền vững, chống tụt hậu so với các nước trong khu vực. Bài viết chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân và đề xuất những giải pháp tăng năng suất lao động ở Việt nam thời gian tới. Từ khóa: Năng suất lao động; cơ cấu kinh tế; chuyển dịch cơ cấu lao động. Abstract: Labor productivity is a term for the output of a worker per an unit time (hour, day, month and etc). Labor productivity is a decisive factor to the level of income and living standards of workers. Along with the renovation process and economic development, Vietnam’s labor productivity has improved significantly over time. However, Vietnam currently has a large gap in labor productivity across sectors, as well as in comparison with other countries in the same region. Improving and promoting labor productivity growth is one of the core issues for the Vietnamese economy today. Increasing labor productivity is an importan aspect to the competitiveness of enterprises and the economy. High labor productivity means fast, sustainable development, anti-lagging compared to other countries in the region. The paper identifies the constraints, causes and suggestions for measures to increase labor productivity in Vietnam in the coming time. Key words: Labor productivity, economic structure, labor restructuring. 1. GIỚI THIỆU Năng suất lao động là một chỉ số chính của thị trường lao động, phản ánh tăng trưởng kinh tế bền vững, khả năng cạnh tranh và hiệu quả trong sử dụng lao động của mỗi quốc gia. Theo các chuyên gia kinh tế, khi các động lực tăng trưởng kinh tế đã dần tới hạn, khi cách thức tăng trưởng cũ (chủ yếu dựa vào việc gia tăng vốn đầu tư, thâm dụng lao động chi phí thấp và khai thác tài nguyên...) đã không còn phù hợp, thì đòn bẩy cho tăng trưởng bền vững chính là vấn đề tăng năng suất. Tăng năng suất lao động đang ngày càng đóng vai trò quyết định đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Minh chứng là yếu tố này đã đóng góp khoảng 89% tăng trưởng GDP năm 2017, cao hơn khá nhiều so với mức 66,3% giai đoạn 1990-2000 và 61,9% giai đoạn 2000-2012. Nếu không tăng nhanh năng suất lao động, Việt Nam không thể nâng cao tốc độ tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 chỉ đạt 9.894 USD, tức chỉ bằng 7% của Singapore; 17,6% Malaysia; 36,5% Thái Lan; 42,5% Indonesia; 56,7% Philippines và 87,4% Lào. Dù vậy, năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn thấp * Học viện Tài chính, TS. Nguyen Thi Lan . Tel.: +84 912103149, E-mail address: nguyenthilan61@hvtc.edu.vn PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1027 so với các nước trong khu vực. Tính theo PPP 2012, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7% mức năng suất của Singapore, 17,6% của Malaysia, 36,5% của Thái Lan. Chênh lệch về năng suất lao động giữa Việt Nam với các nước tiếp tục gia tăng.  Năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và nền tảng kinh tế vĩ mô dần được cải thiện sẽ là cơ sở để duy trì tốc độ tăng trưởng cho năm 2018. Bên cạnh diễn biến tích cực của các chỉ số kinh tế như bội chi ngân sách, nợ công, cán cân thương mại, tỷ lệ lạm phát... nền kinh tế đã có những cải thiện trong hiệu quả đầu tư và năng lực cạnh tranh. Hệ số ICOR năm 2017 đạt 4,93, thấp hơn so với năm 2016 là 5,15. Mặc dù có thể biến động lên xuống do nhiều yếu tố tác động, nhưng rõ ràng đường xu hướng ICOR giảm xuống. Điều này phản ánh hiệu quả đầu tư của nền kinh tế đang dần được cải thiện. Biểu đồ: ICOR của nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2017 Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của các tác giả 2. NHỮNG HẠN CHẾ KHI TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM Thứ nhất, NSLĐ ở các ngành còn thấp, đặc biệt là ngành nông lâm ngư nghiệp máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: