Nguồn gốc của pháp luật; bản chất, mối liên hệ của pháp luật; thuộc tính của pháp luật; chức năng của pháp luật; h̀ình thức của pháp luật; pháp luật XHCN là những nội dung chính mà "Bài giảng Chuyên đề 6: Những vấn đề chung về pháp luật" hướng đến trình bày.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Chuyên đề 6: Những vấn đề chung về pháp luật CHUYÊN ĐỀ 6:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT NỘI DUNG1- Nguồn gốc của pháp luật2- Bản chất, mối liên hệ của pháp luật3- Thuộc tính của pháp luật4- Chức năng của pháp luật5- Hình thức của pháp luật6- Pháp luật XHCN 1. NGUỒN GỐC CỦA PHÁP LUẬTØ Quan điểm: Pháp luật là hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội, phát sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp.Ø Lịch sử hình thành: Ø Trong xã hội nguyên thủy, tập quán tôn giáo là phương tiện điều chỉnh Ø Sự phát triển về kinh tế và xã hội thay đổi tính chất các quan hệ xã hội => nhu cầu xuất hiện pháp luậtØ Phương thức ra đời: Ø Khách quan: những nguyên nhân làm xuất hiện Nhà nước (xuất hiện giai cấp, đấu tranh giai cấp và nhu cầu quản lý, giữ trật tự xã hội) là nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật. Ø Chủ quan: pháp luật hình thành bằng con đường Nhà nước theo 2 cách: do Nhà nước ban hành và/hoặc thừa nhận các quy phạm xã hội. 2- Bản chất, các mối liên hệ của pháp luật2.1 Khái niệm và ý nghĩa tìm hiểu bản chất2.2 Tính giai cấp của pháp luật Là gì? Biểu hiện như thế nào? Tại sao ?2.3 Tính xã hội của pháp luật2.4 Các mối liên hệ của pháp luật 2.1 Khái niệm và ý nghĩa tìm hiểu bản chất• Khái niệm bản chất: bản chất là những mối liên hệ, những quy luật bên trong quyết định những đặc điểm và khuynh hướng phát triển cơ bản, của hệ thống vật chất. (Từ điển triết học)• Ý nghĩa: hiểu sâu sắc hơn về pháp luật, có thể hiểu những quy luật tồn tại và phát triển của pháp luật trong quá khứ, pháp luật hiện tại và dự báo sự phát triển của pháp luật tương lai. 2.2 Tính giai cấp của pháp luật• Khái niệm: yếu tố giai cấp quyết định đặc điểm và xu hướng phát triển cơ bản của pháp luật• Biểu hiện: mục đích và cách thức điều chỉnh của pháp luật• Pháp luật có tính giai cấp bởi: – là công cụ cai trị giai cấp – giai cấp là yếu tố tác động đến quá trình hình thành và phát triển của pháp luật. 2.3 Tính xã hội của pháp luật• Tính xã hội là sự tác động mang tính quyết định của các yếu tố xã hội đến pháp luật – Ý chí chung, lợi ích chung của xã hội – Quy luật khách quan của các quan hệ xã hội• Thể hiện: mục đích và cách thức điều chỉnh của pháp luật• Pháp luật có tính xã hội bởi: – là công cụ quản lý xã hội và – được hình thành bởi nhu cầu quản lý xã hội. 2.4 Mối liên hệ tính giai cấp và tính xã hội• Bản chất của pháp luật là sự tương tác giữa tính giai cấp và tính xã hội trong một thể thống nhất• Quyết định đặc điểm và xu hướng phát triển cơ bản của pháp luật – nội dung mối liên hệ là bản chất của pháp luật• Bản chất của pháp luật thể hiện trong mối quan hệ mâu thuẫn và thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội. 2.4. Các mối liên hệ của pháp luật2.4.1 Pháp luật với kinh tế2.4.2 Pháp luật với chính trị2.4.3 Pháp luật với Nhà nước2.4.4 Pháp luật với các quy phạm xã hội khác 2.4.1 Pháp luật với kinh tế• Tính chất mối quan hệ: – Yếu tố kiến trúc thượng tầng và hạ tầng cơ sở – Mối quan hệ giữa yếu tố quyết định và bị quyết định• Nội dung: – Vai trò của kinh tế: • Cơ cấu kinh tế, hệ thống kinh tế quyết định cơ cấu hệ thống pháp luật; • Tính chất, nội dung của các quan hệ kinh tế, quyết định tính chất nội dung quan hệ pháp luật, phạm vi điều chỉnh của pháp luật. • Chế độ kinh tế quyết định việc tổ chức và hoạt động của các thiết chế chính trị pháp lý. – Vai trò của pháp luật • Tích cực: ổn định, thúc đẩy kinh tế phát triển. • Tiêu cực: cản trở, kìm hãm sự phát triển kinh tế. 2.4.2 Pháp luật với chính trị• Tính chất: – là mối quan hệ giữa hai yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng – Mối quan hệ của yếu tố nội dung và hình thức• Nội dung: – Các quan hệ chính trị, chế độ chính trị ảnh hưởng đến nội dung, tính chất và xu hướng phát triển của pháp luật – Vai trò của pháp luật: • Pháp luật là hình thức, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị; ...