Bài giảng chuyên đề "Bệnh học: Hẹp lỗ văn hai lá (Mitralvalve stenosis)" cung cấp cho người học các kiến thức về nguyên nhân gây hẹp lỗ văn hai lá, sinh lý bệnh, các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh, chuẩn đoán phân biệt, biến chứng của bệnh hẹp lỗ văn hai lá, điều trị hẹp lỗ văn hai lá. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng chuyên đề Bệnh học: Hẹp lỗ văn hai lá (Mitralvalve stenosis) - TS.Nguyễn Oanh Oanh (Học viện Quân Y) BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: BỆNH HỌC: HẸP LỖ VAN HAI LÁ (Mitralvalve stenosis)Biên soạn: TS.Nguyễn Oanh Oanh (Học viện Quân Y) 1 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: Sau khi học xong chuyên đề “Bệnh học: Hẹp lỗ van hai lá”, ngườihọc nắm được những kiến thức có liên quan đến căn bệnh này, như: Địnhnghĩa, Nguyên nhân hẹp lỗ van hai lá, Sinh lý bệnh, Các triệu chứng lâmsàng của bệnh, Cận lâm sàng, Chẩn đoán phân biệt, Biến chứng của hẹplỗ van 2 lá, và Điều trị bệnh hẹp lỗ van hai lá. 2 NỘI DUNG 1. ĐẠI CƢƠNG 1.1. Định nghĩa - Van hai lá nối liền nhĩ trái và thất trái, giúp máu đi theo hướng từ nhĩtrái xuống thất trái. - Van gồm hai lá: lá van lớn (lá van trước), lá van nhỏ (lá van sau).Dưới van là tổ chức trụ cơ và dây chằng. - Bình thường diện tích mở van trung bình vào thì tâm trương là 4-6cm2, khi diện tích mở van < 4 cm2 được gọi là hẹp lỗ van hai lá. - Hẹp lỗ van hai lá là một bệnh thường gặp trong lâm sàng tim mạch,chiếm tỷ lệ khoảng 40% các bệnh lý tim mạch. 1.2. Nguyên nhân hẹp lỗ van hai lá - Phần lớn nguyên nhân là do thấp tim gây nên, nhưng có nhiều trườnghợp hẹp lỗ van hai lá mà tiền sử thấp không rõ ràng. - Một số ít hẹp lỗ van hai lá bẩm sinh: van hai lá hình dù, hẹp lỗ van hailá trong bệnh Estein. Khi hẹp lỗ van hai lá do thấp có thể thấy các hình thức tổn thương vannhư sau: + Van dày lên, dính mép van, sù sì, co ngắn, vôi hóa, kém di động. + Dính lá van. + Dính dây chằng. + Phối hợp cả ba loại trên. 1.3. Sinh lý bệnh - Khi van hai lá bình thường, độ chênh áp giữa nhĩ trái và thất trái là 4-5mmHg, sẽ tạo điều kiện cho máu từ nhĩ trái xuống thất trái. 3 - Khi hẹp lỗ van hai lá, máu ứ lại ở nhĩ trái gây tăng áp lực nhĩ trái, cókhi đến 20-30 mmHg. - Tăng áp lực nhĩ trái gây tăng áp lực tĩnh mạch phổi, mao mạch phổi vàđộng mạch phổi. Đó là nguyên nhân của khó thở, đặc biệt là khó thở khi gắngsức. - Áp lực động mạch phổi tăng làm cho tim phải tăng cường co bóp đểđẩy máu lên phổi, dần dần dẫn đến suy tim phải và gây hở van ba lá cơ năng. - Ứ máu nhĩ trái làm nhĩ trái giãn và dần dần dẫn đến thoái hoá cơ nhĩgây loạn nhịp hoàn toàn; nhĩ trái giãn to, ứ máu nhĩ trái và loạn nhịp hoàntoàn là cơ sở hình thành cục máu đông và nhồi máu cơ tim. Bảng phân loại mức độ hẹp lỗvan hai lá theo sinh lý bệnh 4 2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG - Các triệu chứng lâm sàng có thể diễn ra âm thầm hay rầm rộ phụthuộc vào mức độ hẹp và sự tái phát của thấp tim. - Có nhiều bệnh nhân bị hẹp lỗ van hai lá nhưng triệu chứng kín đáo,phát hiện được bệnh là do khám sức khỏe kiểm tra mà thôi. 2.1. Triệu chứng cơ năng - Bệnh nhân mệt mỏi, thể trạng nhỏ bé, gầy. - Khó thở khi gắng sức và nặng dần đến có cơn khó thở về đêm, khó thởphải ngồi dậy để thở và có thể xảy ra phù phổi cấp. - Ho nhiều về đêm hoặc ho ra máu. - Đau ngực, hồi hộp trống ngực, đặc biệt là khi gắng sức. - Nói khàn do nhĩ trái quá lớn chèn vào thần kinh quặt ngược, khó nuốtdo nhĩ trái quá to chèn vào thực quản. - Triệu chứng do loạn nhịp hoàn toàn và tắc mạch: tắc các mạch não,thân, động mạch vành; tắc động mạch phổi, tắc mạch chi; có khi cục máuđông nằm sát vách nhĩ hoặc là một khối lớn nằm tự do trong tâm nhĩ, hoặc cócuống gắn vào vách nhĩ, đây là nguyên nhân gây ngất hoặc đột tử. 2.2. Triệu chứng thực thể - T1 đanh ở mỏm khi van còn di động tốt. Khi đã có vôi hóa van, vankém di động thì T1 giảm đanh. - T2 đanh, tách đôi ở liên sườn III cạnh ức trái do tăng áp lực ở độngmạch phổi. - Clắc mở van hai lá: là triệu chứng quan trọng khi có hẹp khít lỗ vanhai lá. Nếu có hở van hai lá kết hợp thì triệu chứng này không còn nữa. - Rùng tâm trương ở mỏm, nghe rõ khi nghiêng trái. Là triệu chứng rấthay gặp trong bệnh hẹp lỗ van hai lá. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp 5không nghe được tiếng rùng tâm trương như hẹp hình phễu lỗ van hai lá, vôihóa hoàn toàn lá van và vòng van. - Tiếng thổi tiền tâm thu: ở cuối thì tâm trương có tiếng thổi tâm thunhẹ làm rùng tâm trương mạnh lên (chỉ có khi còn nhịp xoang). Nếu loạn nhịphoàn toàn thì mất tiếng thổi tiền tâm thu do nhĩ không còn khả năng co bóptống máu. Ngoài ra, có thể nghe được tiếng thổi tâm thu ở mũi ức do hở van 3 lácơ năng, hoặc tiếng thổi tâm thu ở liên sườn II, III trái do hở van động mạchphổi (tiếng thổi Graham-Steell). - Có thể có các triệu chứng của loạn nhịp hoàn toàn, suy tim phải( phù,gan to, tĩnh mạch cổ nổi). 3. CẬN LÂM SÀNG 3. ...