Thông tin tài liệu:
Cùng tìm hiểu "Bài giảng chuyên đề bệnh học: Tuyến yên" của TS.Hoàng Trung Vinh (Học viện Quân Y) để biết được một số thông tin cơ bản như: Định nghĩa về tuyến yên, thùy trước tuyến yên (anterior pituitary), Thùy sau tuyến yên (posterior pituitary). Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn. Mời cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng chuyên đề bệnh học: Tuyến yên - TS.Hoàng Trung Vinh (Học viện Quân Y) BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: BỆNH HỌC: TUYẾN YÊNBiên soạn: TS.Hoàng Trung Vinh (Học viện Quân Y) 1 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: Sau khi học xong chuyên đề “Bệnh học: Tuyến yên”, người họcnắm được những kiến thức có liên quan đến bệnh này, như: Định nghĩavề tuyến yên, Thùy trước tuyến yên (anterior pituitary), Thùy sau tuyếnyên (posterior pituitary). 2 NỘI DUNG I. ĐỊNH NGHĨA Tuyến yên là một tuyến nội tiết nằm ở nền sọ, ở trong hố yên. Tuyếnyên gồm 2 thùy: thuỳ trước chiếm 3/4 trọng lượng tuyến; thuỳ sau còn gọi làthùy thần kinh. Tuyến yên liên quan mật thiết với vùng dưới đồi và 2 cấu trúcnày có ảnh hưởng qua lại, vì vậy có thể xem tuyến yên và vùng dưới đồi nhưmột cấu trúc thống nhất. Đây là khâu trung gian giữa hệ thần kinh và hệ nộitiết. Điều hoà chức năng tiết của tuyến yên là 2 hormon do vùng dưới đồitiết ra gồm: hormon giải phóng (RH-releasing) và hormon ức chế (IH-inhibiting). II. THÙY TRƯỚC TUYẾN YÊN (anterior pituitary). Tế bào thuỳ trước tuyến yên gồm 3 loại: tế bào ái toan, ái kiềm vàkhông bắt màu. Các hormon tuyến yên được tiết ra bởi các loại tế bào khácnhau, 50% tế bào thùy trước tuyến yên tiết ra growth hormon. Các loại tế bàotrên nằm rải rác với hình thể, kích thước và sự bắt màu khác nhau. Hormon thuỳ trước tuyến yên là các protein và glycoprotein có trọnglượng phân tử cao. Bảng 1. Những hội chứng lâm sàng chính của thùy trước tuyến yên. Hormon Tăng tiết Giảm tiết GH < 25 tuổi- Bệnh khổng lồ. Lùn tuyến yên. > 25 tuổi- Bệnh to đầu chi. ACTH Bệnh Cushing. Suy chức năng thượng thận. TSH Bướu cổ. Suy chức năng tuyến giáp. 3 FSH và LH Dậy thì sớm. Suy chức năng sinh dục. Prolactin Chảy sữa. Không tiết sữa. MSH Xạm da. Nguyên nhân - U cường sản tế bào tiết. - Phẫu thuật cắt bỏ tuyến - Tổn thương vùng dưới đồi. yên. - Không rõ nguyên nhân. - Giảm tiết hormon dưới đồi. - Không rõ nguyên nhân. - Giảm chức năng tuyến yên. - Thâm nhiễm tế bào và hoại tử tuyến yên sau đẻ. 1. Tăng prolactin (hyperprolactinemia): 1.1. Nguyên nhân tăng prolactin Prolactin tăng tiết do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường hay đi kèmvới giảm năng tuyến sinh dục và/ hoặc tiết nhiều sữa, có thể là dấu hiệuchứng tỏ adenoma tuyến yên hoặc bệnh lý vùng dưới đồi. ở phụ nữ mạn kinh,10- 40% có tăng prolactin, khoảng 30% phụ nữ mạn kinh có tăng tiết sữa làdo khối u tuyến yên gây tăng prolactin. Ở 30- 90% phụ nữ tăng tiết prolactincó tiết sữa không liên quan tới thai sản. ở bệnh nhân đã sinh con một hoặcnhiều lần, việc tăng tiết sữa có thể xuất hiện không kèm theo tăng tiếtprolactin. Tuy vậy, tăng tiết sữa thường gây ra do tăng prolactin, 75% bệnhnhân tăng tiết sữa hay đi kèm vớimạn kinh, tăng prolactin. Tăng prolactin gây vú to và chảy sữa ở nam giới rất hiếm gặp. 4 Bảng 2. Nguyên nhân gây tăng tiết prolactin máu.Tăng prolactin - Có thaisinh lý: - Giai đoạn đầu nuôi con bằng sữa. - Stress. - Khi ngủ. - Đầu vú bị kích thích. - Khi ăn.Do thuốc: - Hướng thần kinh: phenothiazin, butyrophenon, sulpirid, thioxanthen. - Estrogen (thuốc ngừa thai). - Hạ huyết áp: aldomet, reserpin, verapamil. - Chống nôn: metoclopramid. - Chẹn thụ thể H2: cimetidine. - Thuốc có nha phiến: codein, morphin. * Tuyến yên: - U tuyến yên- prolactinom. - Adenoma tiết GH và prolactin. - Adenoma tiết ACTH và prolactin. - Hội chứng Nelson và Cushing. - Tăng sản tế bào tiết yếu tố giải phóng prolactinBệnh lý: (prolactin releasing factor - PRF). * Dưới đồi: - Viêm não, bệnh do porphyrin. - Bệnh u hạt, bệnh sarcoid. - Ung thư. 5 - Hố yên rỗng. - Khối adenoma ngoài yên tiết PRF. * Thần kinh: ảnh hưởng tới lồng ngực do kích thích dây thần kinh, bỏng, vết thương, chấn thương. * Suy giáp tiên phát. * Suy thận mạn tính. * Xơ gan. * Choáng. * Hội chứng cận ung thư: u phế quản, u thận. 1.2. Lâm sàngĐa số bệnh nhân là nữ (chiếm 80%), triệu chứng lâm sàng thay đổi tùy theotuổi của bệnh nhân và bao gồm 2 nhóm triệu chứng: Triệu chứng do khối u gây nên: - Nếu u nhỏ: có thể không có biểu hiện trong thời gian dài. - Nếu u lớn: gây xâm lấn có thể xuất hiện các triệu chứng thần kinhhoặc mắt: 40% ở nữ và 70% ở nam. Do rối loạn nội tiết: - Ở tuổi vị thành niên: dậy thì muộn, vô kinh. - Ở người lớn: phụ nữ trẻ rất dễ bị, các triệu chứng thường là mất kinhvà chảy sữa (80-90%); trong đó chảy sữa đơn độc (7-10%); có thể rối loạnkinh nguyệt, vô sinh. - Ở nam giới: chẩn đoán thường muộn hơn. Bất lực trong hoạt động tìnhdục là một triệu chứng hay gặp. Chảy sữa chỉ xảy ra nếu trước đó đã có vú to.Vô sinh (do nguyên nhân prolactinoma) ít khi phát hiện đ ...