Bài giảng chuyên đề Sinh lý học: Quá trình tạo nước tiểu
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 275.29 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Để biết được quá trình siêu lọc; quá trình tái hấp thu; quá trình bài tiết tích cực của quá trình tạo nước tiểu mời các bạn tham khảo "Bài giảng chuyên đề Sinh lý học: Quá trình tạo nước tiểu".
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng chuyên đề Sinh lý học: Quá trình tạo nước tiểu BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: SINH LÝ HỌC:QUÁ TRÌNH TẠO NƯỚC TIỂU 1 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: Sau khi học xong chuyên đề “Sinh lý học: Quá trình tạo nước tiểu”,người học nắm được những kiến thức có liên quan như: Quá trình siêulọc; Quá trình tái hấp thu; Quá trình bài tiết tích cực. 2 NỘI DUNG Để có được nước tiểu, ở thận có ba quá trình: siêu lọc ở tiểu cầu thận,tái hấp thu và bài tiết tích cực ở tiểu quản thận. I. QUÁ TRÌNH SIÊU LỌC Quá trình siêu lọc thực hiện ở tiểu cầu thận. Quá trình này là một quátrình thụ động, lọc nước và các chất hoà tan trong nước từ huyết tương maomạch cuộn mạch sang khoang bao Bowman qua màng siêu lọc. Như vậy,muốn có dịch siêu lọc (dịch lọc, nước tiểu đầu), cần phải có hai yếu tố cơ bảnlà màng siêu lọc và áp lực lọc. Màng siêu lọc và áp lực lọc quyết định số lượng và thành phần các chấtdịch siêu lọc. 1. Màng siêu lọc. Màng siêu lọc còn gọi là màng tiểu cầu thận. Màng này ngăn cách giữahuyết tương mao mạch cuộn mạch và dịch siêu lọc trong khoang baoBowman. Màng có ba lớp: lớp tế bào nội mô mao mạch, lớp màng nền và lớptế bào biểu mô (lá trong) bao Bowman. Lớp tế bào nội mô mao mạch láng trên lớp màng đáy. Trên tế bào nàycó những lỗ thủng gọi là cửa sổ (fenestra). Đường kính cửa sổ này là 160 A0. Lớp màng nền là một mạng lưới các sợi collagen và proteoglycan, cótạo ra các lỗ nhỏ các đường kính 110 A0. Các lỗ này tích điện âm (do cấu trúccủa proteoglycan). Lớp tế bào biểu mô bao Bowman là một lớp tế bào biểu mô có chân(tua) mỗi tế bào có rất nhiều chân bám lên màng nền. Giữa các tua nhỏ này cócác khe nhỏ (slit-pore) có đường kính khoảng 70-75 A0. Trên siêu cấu trúc, 3các lỗ này không phải thông trực tiếp mà trên bề mặt chúng có một màng bịtsiêu mỏng Màng siêu lọc có rất nhiều lớp như vậy nhưng lại là một màng sinh họccó tính thấm chọn lọc rất cao. Kích thước phân tử và sự tích điện âm của cácphân tử đã quyết định khả năng thấm của nó qua màng siêu lọc: Chất hoà tan Trọng lượng phân tử Khả năng thấm qua Inulin 52000 1,000 Các protein phân tử nhỏ 30.000 0,500 Albumin 69.000 0,005 Inulin có trọng lượng phân tử nhỏ nên thấm qua 100%. Albumin cótrọng lượng phân tử lớn, lại tích điện âm nên chỉ thấm qua có 0,5%. Các tếbào máu, đương nhiên là không thể qua được màng siêu lọc. Vì vậy trongdịch siêu lọc không có các tế bào máu, không có các hợp chất hữu cơ có phântử lượng cao trên 70.000. Các protein phân tử lượng thấp có thể thấm quamàng siêu lọc, nhưng rất ít, vì vậy hàm lượng của nó trong dịch siêu lọc chỉ là0,03%, có nghĩa là nó chỉ bằng 1/240 hàm lượng protein huyết tương. Do cósự chênh lệch về hàm lượng protein giữa huyết tương và dịch siêu lọc (chênhlệch diện tích âm) nên trong dịch siêu lọc sẽ có nồng độ ion Cl- và HCO3- caohơn 5% so với huyết tương để giữ cân bằng điện tích âm (cân bằng Donnan). Nhìn chung, trừ những thành phần đã mô tả trên đây không qua đượcmàng siêu lọc, còn lại gần như toàn bộ các chất trong huyết tương và dịchsiêu lọc có nồng độ ngang nhau và dịch siêu lọc có áp suất đẳng trương so vớihuyết tương. 2. Áp lực lọc: FP (filtration pressure). Áp lực lọc là áp lực tác động lên huyết tương của mao mạch cuộnmạch, để đẩy nước và các chất hoà tan trong nước sang khoang bao Bowman. 4Áp lực lọc được tạo nên bởi sự tổng hợp của các áp lực máu mao mạch cuộnmạch, áp lực keo của huyết tương mao mạch cuộn mạch và áp lực trongkhoang bao Bowman. Áp lực máu mao mạch cuộn mạch: GP (glomerular pressure). Maomạch cuộn mạch có áp lực máu rất cao, cao nhất trong các hệ thống maomạch, thông thường là 60mm Hg. Đây là động lực cơ bản nhất tạo ra áp lựclọc. Ap lực này đẩy nước và các chất hoà tan trong nước từ máu mao mạchcuộn mạch vào khoang bao Bowman. Áp lực keo của huyết tương mao mạch cuộn mạch: GCP (glomerularcolloid osmotic pressure). GCP được tạo nên nhờ các hợp chất hữu cơ phân tửlượng cao, đặc biệt là các protein huyết tương. Các chất này có khả năng giữnước lại cho huyết tương. GCP ở động mạch đến là 28mm Hg (đây là áp lựckeo của máu), ở động mạch đi là 36mm Hg (vì nước đã thoát vào khoang baoBowman) nên áp lực keo ở động mạch đi cao hơn áp lực keo ở động mạchđến. GCP trung bình của máu mao mạch tiểu cầu thận là 32mm Hg. Áp lực trong khoang bao Bowman: CP (capsular pressure). Đây là áplực của dịch siêu lọc nằm trong khoang bao Bowman tạo nên, còn gọi là áplực trong bao. Áp lực này đẩy nước từ khoang bao Bowman trở lại huyếttương mao mạch cuộn mạch. Áp lực này bằng 18mm Hg. Như vậy áp lực keocủa huyết tương mao mạch cuộn mạch và áp lực trong bao là ngược chiều vớiáp lực máu mao mạch cuộn mạch. Muốn có dịch siêu lọc t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng chuyên đề Sinh lý học: Quá trình tạo nước tiểu BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: SINH LÝ HỌC:QUÁ TRÌNH TẠO NƯỚC TIỂU 1 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: Sau khi học xong chuyên đề “Sinh lý học: Quá trình tạo nước tiểu”,người học nắm được những kiến thức có liên quan như: Quá trình siêulọc; Quá trình tái hấp thu; Quá trình bài tiết tích cực. 2 NỘI DUNG Để có được nước tiểu, ở thận có ba quá trình: siêu lọc ở tiểu cầu thận,tái hấp thu và bài tiết tích cực ở tiểu quản thận. I. QUÁ TRÌNH SIÊU LỌC Quá trình siêu lọc thực hiện ở tiểu cầu thận. Quá trình này là một quátrình thụ động, lọc nước và các chất hoà tan trong nước từ huyết tương maomạch cuộn mạch sang khoang bao Bowman qua màng siêu lọc. Như vậy,muốn có dịch siêu lọc (dịch lọc, nước tiểu đầu), cần phải có hai yếu tố cơ bảnlà màng siêu lọc và áp lực lọc. Màng siêu lọc và áp lực lọc quyết định số lượng và thành phần các chấtdịch siêu lọc. 1. Màng siêu lọc. Màng siêu lọc còn gọi là màng tiểu cầu thận. Màng này ngăn cách giữahuyết tương mao mạch cuộn mạch và dịch siêu lọc trong khoang baoBowman. Màng có ba lớp: lớp tế bào nội mô mao mạch, lớp màng nền và lớptế bào biểu mô (lá trong) bao Bowman. Lớp tế bào nội mô mao mạch láng trên lớp màng đáy. Trên tế bào nàycó những lỗ thủng gọi là cửa sổ (fenestra). Đường kính cửa sổ này là 160 A0. Lớp màng nền là một mạng lưới các sợi collagen và proteoglycan, cótạo ra các lỗ nhỏ các đường kính 110 A0. Các lỗ này tích điện âm (do cấu trúccủa proteoglycan). Lớp tế bào biểu mô bao Bowman là một lớp tế bào biểu mô có chân(tua) mỗi tế bào có rất nhiều chân bám lên màng nền. Giữa các tua nhỏ này cócác khe nhỏ (slit-pore) có đường kính khoảng 70-75 A0. Trên siêu cấu trúc, 3các lỗ này không phải thông trực tiếp mà trên bề mặt chúng có một màng bịtsiêu mỏng Màng siêu lọc có rất nhiều lớp như vậy nhưng lại là một màng sinh họccó tính thấm chọn lọc rất cao. Kích thước phân tử và sự tích điện âm của cácphân tử đã quyết định khả năng thấm của nó qua màng siêu lọc: Chất hoà tan Trọng lượng phân tử Khả năng thấm qua Inulin 52000 1,000 Các protein phân tử nhỏ 30.000 0,500 Albumin 69.000 0,005 Inulin có trọng lượng phân tử nhỏ nên thấm qua 100%. Albumin cótrọng lượng phân tử lớn, lại tích điện âm nên chỉ thấm qua có 0,5%. Các tếbào máu, đương nhiên là không thể qua được màng siêu lọc. Vì vậy trongdịch siêu lọc không có các tế bào máu, không có các hợp chất hữu cơ có phântử lượng cao trên 70.000. Các protein phân tử lượng thấp có thể thấm quamàng siêu lọc, nhưng rất ít, vì vậy hàm lượng của nó trong dịch siêu lọc chỉ là0,03%, có nghĩa là nó chỉ bằng 1/240 hàm lượng protein huyết tương. Do cósự chênh lệch về hàm lượng protein giữa huyết tương và dịch siêu lọc (chênhlệch diện tích âm) nên trong dịch siêu lọc sẽ có nồng độ ion Cl- và HCO3- caohơn 5% so với huyết tương để giữ cân bằng điện tích âm (cân bằng Donnan). Nhìn chung, trừ những thành phần đã mô tả trên đây không qua đượcmàng siêu lọc, còn lại gần như toàn bộ các chất trong huyết tương và dịchsiêu lọc có nồng độ ngang nhau và dịch siêu lọc có áp suất đẳng trương so vớihuyết tương. 2. Áp lực lọc: FP (filtration pressure). Áp lực lọc là áp lực tác động lên huyết tương của mao mạch cuộnmạch, để đẩy nước và các chất hoà tan trong nước sang khoang bao Bowman. 4Áp lực lọc được tạo nên bởi sự tổng hợp của các áp lực máu mao mạch cuộnmạch, áp lực keo của huyết tương mao mạch cuộn mạch và áp lực trongkhoang bao Bowman. Áp lực máu mao mạch cuộn mạch: GP (glomerular pressure). Maomạch cuộn mạch có áp lực máu rất cao, cao nhất trong các hệ thống maomạch, thông thường là 60mm Hg. Đây là động lực cơ bản nhất tạo ra áp lựclọc. Ap lực này đẩy nước và các chất hoà tan trong nước từ máu mao mạchcuộn mạch vào khoang bao Bowman. Áp lực keo của huyết tương mao mạch cuộn mạch: GCP (glomerularcolloid osmotic pressure). GCP được tạo nên nhờ các hợp chất hữu cơ phân tửlượng cao, đặc biệt là các protein huyết tương. Các chất này có khả năng giữnước lại cho huyết tương. GCP ở động mạch đến là 28mm Hg (đây là áp lựckeo của máu), ở động mạch đi là 36mm Hg (vì nước đã thoát vào khoang baoBowman) nên áp lực keo ở động mạch đi cao hơn áp lực keo ở động mạchđến. GCP trung bình của máu mao mạch tiểu cầu thận là 32mm Hg. Áp lực trong khoang bao Bowman: CP (capsular pressure). Đây là áplực của dịch siêu lọc nằm trong khoang bao Bowman tạo nên, còn gọi là áplực trong bao. Áp lực này đẩy nước từ khoang bao Bowman trở lại huyếttương mao mạch cuộn mạch. Áp lực này bằng 18mm Hg. Như vậy áp lực keocủa huyết tương mao mạch cuộn mạch và áp lực trong bao là ngược chiều vớiáp lực máu mao mạch cuộn mạch. Muốn có dịch siêu lọc t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng chuyên đề Sinh lý học Quá trình tạo nước tiểu Quá trình siêu lọc Quá trình tái hấp thu Quá trình bài tiết Tìm hiểu quá trình tạo nước tiểuGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Sinh lý dinh dưỡng (Nghề: Chế biến món ăn) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
53 trang 66 2 0 -
12 phương cách chống lão hoá da
10 trang 18 0 0 -
8 trang 16 0 0
-
Bài giảng chuyên đề Sinh lý học: Sinh lý của Tiểu cầu, Bạch cầu và Hồng cầu
29 trang 13 0 0 -
Bài giảng chuyên đề Sinh lý học: Sinh lý da - BS.Trần Đăng Quyết
10 trang 10 0 0 -
Bài giảng chuyên đề Sinh lý học: Nhóm máu và truyền máu
10 trang 10 0 0 -
Nhật ký Hana: tạm biệt tóc chẻ ngọn
6 trang 10 0 0 -
Bài giảng chuyên đề Sinh lý học: Giải phẫu - sinh lý tạo máu
14 trang 9 0 0 -
Bài giảng chuyên đề Sinh lý học: Cơ chế tiêu hóa ở dạ dày
12 trang 9 0 0 -
Bài giảng chuyên đề Sinh lý học: Giải phẫu sinh lý của hệ thần kinh thực vật
10 trang 6 0 0