Bài giảng chuyên đề Suy hô hấp
Số trang: 22
Loại file: pdf
Dung lượng: 427.79 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sau khi học xong chuyên đề “Suy hô hấp”, người học có thể nắm được những kiến thức về: Định nghĩa bệnh; nguyên nhân gây bệnh; cơ chế sinh bệnh; triệu chứng học; phương pháp điều trị của bệnh suy hô hấp cấp và suy hô hấp mạn. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y khoa dùng làm tài liệu tham khảo và nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng chuyên đề Suy hô hấp BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: SUY HÔ HẤP 1 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: Sau khi học xong chuyên đề “Suy hô hấp”, người học có thể nắm được những kiến thức về: Định nghĩa; Bệnh nguyên; Cơ chế sinh bệnh; Triệu chứng học; Điều trị... của bệnh suy hô hấp cấp và suy hô hấp mạn. 2 BÀI 1: SUY HÔ HẤP CẤP I. ĐỊNH NGHĨA Suy hô hấp cấp là sự rối loạn nặng nề của sự trao đổi oxy máu; một cách tổng quát, suy hô hấp cấp là một sự giảm thực sự áp lực riêng phần khí oxy trong động mạch (PaO2) < 60 mmHg, áp lực riêng phần khí carbonic trong động mạch (PaCO2) có thể bình thường, giảm hay tăng. Có 2 loại suy hô hấp cấp: - Suy hô hấp cấp với thiếu oxy máu kèm ứ khí cácbonic. - Suy hô hấp cấp với thiếu oxy máu kèm giảm khí cácbonic. II. BỆNH NGUYÊN 1. Nguyên nhân tại phổi 1.1. Sự mất bù cấp của những suy hô hấp mạn. Yếu tố làm dễ là nhiễm trùng phế quản-phổi, thuyên tắc động mạch phổi, tràn khí màng phổi. 1.2. Những bệnh phổi nhiễm trùng. Chúng xảy ra trên phổi lành thì chỉ gây suy hô hấp cấp khi những nhiễm trùng phổi đó lan rộng ra nhiều thùy: phế quản phế viêm do vi trùng mủ, lao kê, nhiễm virus ác tính. 1.3. Phù phổi cấp. a) Phù phổi cấp do tim: - Tất cả những nguyên nhân gây suy tim trái: tăng huyết áp liên tục hay cơn tăng huyết áp, suy mạch vành trong đó nhồi máu cơ tim là nguyên nhân thường gặp nhất, hẹp hở van động mạch chủ, hở van hai lá, bệnh cơ tim. - Hẹp van hai lá. - Thuyên tắc động mạch phổi. b) Phù phổi cấp trên tim lành: do yếu tố tăng áp lực mao quản. - Chuyền dịch quá nhiều. 3 - Nguyên nhân thần kinh: chấn thương sọ não, u hay phẫu thuật chạm đến thân não, viêm não. c) Phù phổi cấp do tổn thương thực thể: Trước hết phải kể đến cúm ác tính do nhiều yếu tố: yếu tố virus, yếu tố cơ địa, vì những thể nặng gặp chủ yếu ở người đã bị bệnh tim trái, hẹp hai lá, nhất là ở người già, đàn bà có thai; ở trẻ em bị nhiễm virus nặng dưới dạng viêm tiểu phế quản-phế nang. Ít gặp hơn là do chất độc (héroin, oxyd cácbon, nọc rắn độc), sốc nhiễm trùng, thuyên tắc do mỡ, chết đuối, hội chứng Mendelson (hít phải dịch vị do ợ). d) Hen phế quản đe dọa nặng, hen phế quản cấp nặng: Đây là bệnh thường gặp, thường là do điều trị không đúng cách hay không kịp thời có thể do cơ địa bệnh nhân dễ bị hen phế quản nặng. e) Tắc nghẽn phế quản cấp: Bệnh này ít gặp, ở trẻ em có thể do vật lạ, ở người lớn có thể do u, xẹp phổi cấp có thể do đặt nội khí quản. 2. Nguyên nhân ngoài phổi 2.1. Tắc nghẽn thanh - khí quản. Bệnh này do u như u thanh quản, bướu giáp chìm, u thực quản vùng cổ, u khí quản; do nhiễm trùng như viêm thanh quản, uốn ván; do vật lạ lớn. 2.2. Tràn dịch màng phổi. Ít gây suy hô hấp cấp nếu tràn dịch từ từ, chỉ gây suy hô hấp cấp khi tràn dịch cấp, lượng dịch tăng nhanh. 2.3. Tràn khí màng phổi thể tự do. Thường do lao phổi, vỡ bóng khí phế thũng, vỡ kén khí bẩm sinh, tự phát (không rõ nguyên nhân), có thể do vỡ áp xe phổi luôn luôn kèm tràn mủ màng phổi. 2.4. Chấn thương lồng ngực. Bệnh này gây gãy xương sườn từ đó gây tổn thương màng phổi và phổi. 4 2.5. Tổn thương cơ hô hấp. Nguyên nhân thường gặp là viêm sừng trước tủy sống, hội chứng Guillain Barré kèm liệt lên cấp Landry, uốn ván, rắn cắn, ngộ độc thuốc trừ sâu gốc phospho hữu cơ, bệnh nhược cơ nặng, viêm đa cơ. 2.6. Tổn thương thần kinh trung ương. Nguyên nhân thường là chấn thương sọ não, ngộ độc thuốc, tai biến mạch máu não; những nguyên nhân gây nên tổn thương trung tâm hô hấp. III. CƠ CHẾ SINH BỆNH 1. Cơ chế gây nên thiếu oxy máu 1.1. Giảm thông khí phế nang: Áp lực khí oxy trong phế nang được xác định bởi sự quân bình giữa tốc độ mất đi của khí oxy, chức năng chuyển hóa ở mô và tốc độ đổi mới của khí oxy bởi thông khí phế nang. Nếu thông khí phế nang giảm một cách bất thường thì áp lực oxy trong phế nang giảm rồi áp lực riêng phần khí oxy trong động lạch giảm theo. Sự giảm thông khí phế nang có thể thứ phát sau một tổn thương trung tâm hô hấp (hôn mê, ngộ độc thuốc) hay một sự vô hiệu hóa hoạt động lồng ngực - phổi (tổn thương sừng trước tủy sống, tổn thương cơ hô hấp hay dây thần kinh chi phối). 1.2. Sự mất cân bằng giữa thông khí/tưới máu: Sự kém hài hòa giữa thông khí và lưu lượng máu là nguyên nhân gây nên sự rối loạn trao đổi khí trong một đơn vị phổi; tỉ thông khí/tưới máu gần bằng 1; áp lực khí oxy và khí carbonic trong phế nang là 100 mmHg và 40 mmHg gần bằng áp lực riêng phần khí oxy và khí carbonic trong động mạch. Nếu không khí giảm, tỉ thông khí/tưới máu: VA/Q bằng 0 thì áp lực khí oxy và khí carbonic trong phế nang và áp lực ri ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng chuyên đề Suy hô hấp BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: SUY HÔ HẤP 1 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: Sau khi học xong chuyên đề “Suy hô hấp”, người học có thể nắm được những kiến thức về: Định nghĩa; Bệnh nguyên; Cơ chế sinh bệnh; Triệu chứng học; Điều trị... của bệnh suy hô hấp cấp và suy hô hấp mạn. 2 BÀI 1: SUY HÔ HẤP CẤP I. ĐỊNH NGHĨA Suy hô hấp cấp là sự rối loạn nặng nề của sự trao đổi oxy máu; một cách tổng quát, suy hô hấp cấp là một sự giảm thực sự áp lực riêng phần khí oxy trong động mạch (PaO2) < 60 mmHg, áp lực riêng phần khí carbonic trong động mạch (PaCO2) có thể bình thường, giảm hay tăng. Có 2 loại suy hô hấp cấp: - Suy hô hấp cấp với thiếu oxy máu kèm ứ khí cácbonic. - Suy hô hấp cấp với thiếu oxy máu kèm giảm khí cácbonic. II. BỆNH NGUYÊN 1. Nguyên nhân tại phổi 1.1. Sự mất bù cấp của những suy hô hấp mạn. Yếu tố làm dễ là nhiễm trùng phế quản-phổi, thuyên tắc động mạch phổi, tràn khí màng phổi. 1.2. Những bệnh phổi nhiễm trùng. Chúng xảy ra trên phổi lành thì chỉ gây suy hô hấp cấp khi những nhiễm trùng phổi đó lan rộng ra nhiều thùy: phế quản phế viêm do vi trùng mủ, lao kê, nhiễm virus ác tính. 1.3. Phù phổi cấp. a) Phù phổi cấp do tim: - Tất cả những nguyên nhân gây suy tim trái: tăng huyết áp liên tục hay cơn tăng huyết áp, suy mạch vành trong đó nhồi máu cơ tim là nguyên nhân thường gặp nhất, hẹp hở van động mạch chủ, hở van hai lá, bệnh cơ tim. - Hẹp van hai lá. - Thuyên tắc động mạch phổi. b) Phù phổi cấp trên tim lành: do yếu tố tăng áp lực mao quản. - Chuyền dịch quá nhiều. 3 - Nguyên nhân thần kinh: chấn thương sọ não, u hay phẫu thuật chạm đến thân não, viêm não. c) Phù phổi cấp do tổn thương thực thể: Trước hết phải kể đến cúm ác tính do nhiều yếu tố: yếu tố virus, yếu tố cơ địa, vì những thể nặng gặp chủ yếu ở người đã bị bệnh tim trái, hẹp hai lá, nhất là ở người già, đàn bà có thai; ở trẻ em bị nhiễm virus nặng dưới dạng viêm tiểu phế quản-phế nang. Ít gặp hơn là do chất độc (héroin, oxyd cácbon, nọc rắn độc), sốc nhiễm trùng, thuyên tắc do mỡ, chết đuối, hội chứng Mendelson (hít phải dịch vị do ợ). d) Hen phế quản đe dọa nặng, hen phế quản cấp nặng: Đây là bệnh thường gặp, thường là do điều trị không đúng cách hay không kịp thời có thể do cơ địa bệnh nhân dễ bị hen phế quản nặng. e) Tắc nghẽn phế quản cấp: Bệnh này ít gặp, ở trẻ em có thể do vật lạ, ở người lớn có thể do u, xẹp phổi cấp có thể do đặt nội khí quản. 2. Nguyên nhân ngoài phổi 2.1. Tắc nghẽn thanh - khí quản. Bệnh này do u như u thanh quản, bướu giáp chìm, u thực quản vùng cổ, u khí quản; do nhiễm trùng như viêm thanh quản, uốn ván; do vật lạ lớn. 2.2. Tràn dịch màng phổi. Ít gây suy hô hấp cấp nếu tràn dịch từ từ, chỉ gây suy hô hấp cấp khi tràn dịch cấp, lượng dịch tăng nhanh. 2.3. Tràn khí màng phổi thể tự do. Thường do lao phổi, vỡ bóng khí phế thũng, vỡ kén khí bẩm sinh, tự phát (không rõ nguyên nhân), có thể do vỡ áp xe phổi luôn luôn kèm tràn mủ màng phổi. 2.4. Chấn thương lồng ngực. Bệnh này gây gãy xương sườn từ đó gây tổn thương màng phổi và phổi. 4 2.5. Tổn thương cơ hô hấp. Nguyên nhân thường gặp là viêm sừng trước tủy sống, hội chứng Guillain Barré kèm liệt lên cấp Landry, uốn ván, rắn cắn, ngộ độc thuốc trừ sâu gốc phospho hữu cơ, bệnh nhược cơ nặng, viêm đa cơ. 2.6. Tổn thương thần kinh trung ương. Nguyên nhân thường là chấn thương sọ não, ngộ độc thuốc, tai biến mạch máu não; những nguyên nhân gây nên tổn thương trung tâm hô hấp. III. CƠ CHẾ SINH BỆNH 1. Cơ chế gây nên thiếu oxy máu 1.1. Giảm thông khí phế nang: Áp lực khí oxy trong phế nang được xác định bởi sự quân bình giữa tốc độ mất đi của khí oxy, chức năng chuyển hóa ở mô và tốc độ đổi mới của khí oxy bởi thông khí phế nang. Nếu thông khí phế nang giảm một cách bất thường thì áp lực oxy trong phế nang giảm rồi áp lực riêng phần khí oxy trong động lạch giảm theo. Sự giảm thông khí phế nang có thể thứ phát sau một tổn thương trung tâm hô hấp (hôn mê, ngộ độc thuốc) hay một sự vô hiệu hóa hoạt động lồng ngực - phổi (tổn thương sừng trước tủy sống, tổn thương cơ hô hấp hay dây thần kinh chi phối). 1.2. Sự mất cân bằng giữa thông khí/tưới máu: Sự kém hài hòa giữa thông khí và lưu lượng máu là nguyên nhân gây nên sự rối loạn trao đổi khí trong một đơn vị phổi; tỉ thông khí/tưới máu gần bằng 1; áp lực khí oxy và khí carbonic trong phế nang là 100 mmHg và 40 mmHg gần bằng áp lực riêng phần khí oxy và khí carbonic trong động mạch. Nếu không khí giảm, tỉ thông khí/tưới máu: VA/Q bằng 0 thì áp lực khí oxy và khí carbonic trong phế nang và áp lực ri ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Suy hô hấp Bài giảng chuyên đề Suy hô hấp Nguyên nhân gây bệnh suy hô hấp Triệu chứng học suy hô hấp Bệnh suy hô hấp cấp Suy hô hấp mạnGợi ý tài liệu liên quan:
-
28 trang 177 0 0
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
8 trang 31 0 0 -
7 trang 28 0 0
-
Khảo sát các yếu tố tiên lượng trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trên người cao tuổi
6 trang 23 0 0 -
Nghiên cứu tình trạng rối loạn điện giải huyết thanh ở trẻ sơ sinh non tháng
7 trang 21 0 0 -
5 trang 19 0 0
-
Bài giảng Suy hô hấp - BS. Huỳnh Quang Đại
75 trang 19 0 0 -
7 trang 18 0 0
-
185 trang 18 0 0
-
Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh trong gia đình (Tập I): Phần 1
139 trang 17 0 0