Thông tin tài liệu:
Bài giảng chuyên đề Tâm phế quản cung cấp các kiến thức giúp người học có thể nắm bắt được các kiến thức: Định nghĩa của bệnh tâm phế quản, dịch tễ học, bệnh nguyên, cơ chế sinh bệnh tâm phế quản, triệu chứng học, tiến triển của bệnh tâm phế quản, điều trị bệnh tâm phế quản. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng chuyên đề Tâm phế quảnBÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: TÂM PHẾ QUẢN 1 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: Sau khi học xong chuyên đề “Tâm phế quản”, người học có thểnắm được những kiến thức: Định nghĩa. Dịch tễ học. Bệnh nguyên. Cơ chế sinh bệnh. Triệu chứng học. Tiến triển. Điều trị. 2 NỘI DUNG I. ĐỊNH NGHĨA Tâm phế mạn là một sự lớn rộng thất phải bởi một sự phì đại và hay là giãnthứ phát của thất phải sau những rối loạn hay bệnh của hệ hô hấp. Bệnh do mộtbệnh bên trong chủ mô phổi; một vài trường hợp có thể do một bất thường của sựchỉ huy thông khí, một tổn thương lồng ngực và hay là hệ thống cơ hô hấp, hay cóthể do những bệnh của tuần hoàn phổi. Tăng áp phổi luôn luôn đi trước tâm phếmạn trong đó có suy tim phải. II. DỊCH TỄ HỌC Người ta khó xác định tần suất của tâm phế mạn; từ sau 50 tuổi, tâm phế mạnlà bệnh tim mạch đứng hàng thứ ba thường gặp nhất sau bệnh tim thiếu máu vàtăng huyết áp. Bệnh thường thứ phát sau bệnh phế quản mạn tắc nghẽn. Thật vậy, ởnhững nước hút nhiều thuốc lá và bị ô nhiễm môi trường thì viêm phế quản mạn vàkhí phế thũng có tần suất cao và tâm phế mạn chiếm 1/3 những trường hợp suy tim. Hiện nay đàn ông bị nhiều hơn đàn bà, có lẽ là do thuốc lá. III. BỆNH NGUYÊN 1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân chính gây nên tăng áp phổi vàtâm phế mạn. Sự tăng áp phổi chủ yếu thứ phát sau tình trạng thiếu oxy máu do bấtthường tỉ số thông khí - tưới máu. 2. Những bệnh phổi kẽ Bệnh lý phổi kẽ có thể thứ phát sau bệnh sarcoidose, bệnh bụi amian, bệnhchất tạo keo, nhưng cũng có thể không rõ nguyên nhân. Trong tất cả những bệnhnày có hội chứng hạn chế thông khí nhưng không có hội chứng tắc nghẽn. Thâmnhiễm viêm kẽ chèn ép và phá huỷ những tiểu động mạch vách, làm gia tăng sức đềkháng của các mạch máu phổi. Đôi khi, những tổn thương này phối hợp với sựđóng lại của những tiểu phế quản bởi một quá trình viêm quanh tiểu phế quản. 3 3. Giảm thông khí phế bào với phổi bình thường Bệnh nhược cơ, loạn dưỡng cơ; gù vẹo cột sống và quá mập phì. 4. Những bệnh chất tạo keo Trong những bệnh chất tạo keo như lupus ban đỏ hệ thống thường có tổnthương mạch máu phổi. Xơ cứng bì và những bệnh tương tự ví dụ như hội chứngCREST cũng có tần suất cao tổn thương mạch máu phổi và diễn tiến sang tâm phếmạn. 5. Bệnh huyết khối - thuyên tắc động mạch phổi 5.1. Huyết khối gây nghẽn những động mạch phổi cỡ nhỏ và tiểu độngmạch: Những huyết khối gây nghẽn và tái kênh hoá của những động mạch cơ cởnhỏ và tiểu động mạch phổi đã được tìm thấy nhờ sinh thiết và tử thiết những bệnhnhân bị tăng áp phổi có nguyên nhân khác nhau. Để giải thích những huyết khối tạichỗ này, người ta đã chứng minh có những tổn thương nội mạc của vi tuần hoànphổi, một sự mất quân bình kịch phát giữa hiện tượng đông máu và ly giải fibrinetại chỗ, và sự hoạt hoá ngưng tập tiểu cầu ở vi tuần hoàn này. 5.2. Thuyên tắc động mạch phổi mạn gần gốc: Sự hiện diện một hay nhiều cục máu tổ chức hoá, bít những nhánh lớn củađộng mạch phổi với sự hình thành từ tâm phế mạn. Sự ly giải fibrine tại chỗ khôngđủ làm cho huyết khối tan ra hoặc là phía trước hoặc là phía sau gây bít lại nhữngđộng mạch phổi gần gốc, phối hợp với một sự giảm độ giãn nở của những mạchmáu trung tâm phổi. 6. Bệnh tĩnh mạch phổi Những tĩnh mạch phổi lớn có thể bị bít lại bởi những di căn của ung thư nhưung thư vú hay phổi, bởi nhiễm trùng như lao hay histoplasmose, bởi quá trìnhviêm có hạch như sarcoidose hay những nguyên nhân khác ít gặp hơn như viêmtrung thất xơ hoá. 4 7. Tăng áp phổi tiên phát Tăng áp phổi tiên phát diễn tiến sang tâm phế mạn không do bệnh tim haybệnh phổi bên dưới; còn gọi là tăng áp phổi không rõ nguyên nhân. Tăng áp phổitiên phát là một bệnh hiếm. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng những triệuchứng đầu tiên thường xuất hiện ở người trẻ. Gần đây, người ta xác minh có sự giatăng kháng thể kháng nhân ở những bệnh nhân này. IV. CƠ CHẾ SINH BỆNH + Giảm PaO2 là rối loạn khách quan quan trọng nhất, được gọi là thiếu oxymáu mạn khi PaO2 dưới 70 mmHg xảy ra trường diễn trong suốt thời kỳ bệnh ổnđịnh. Thực ra thiếu oxy máu mạn chỉ trở nên đáng ngại từ mức PaO2 = 55 mmHg vìlúc đó có thể có những tác hại và cần phải điều trị. + Phản ứng tăng tạo hồng cầu có lợi do cho phép bảo đảm sự vận chuyểnoxy đầy đủ. Nhờ vậy sự vận chuyển oxy thường không bị ảnh hưởng nhiều trừnhững đợt suy hô hấp cấp hoặc những lúc thiếu oxy máu nặng như trong giấc ngủ,nhưng đa hồng cầu có hại là làm tăng độ nhớt máu và như thế góp phần làm tăngkháng lực mạch máu phổi dẫn đến sự xuất hiện tăng áp động mạch ph ...