Thông tin tài liệu:
Bài giảng Cơ sở kỹ thuật chuyển mạch trình bày nội dung chính của các chương sau: chương thứ nhất đưa ra các khái niệm và lý thuyết nền tảng của lĩnh vực chuyển mạch, một số bài toán và mô hình ứng dụng trong kỹ thuật chuyển mạch; chương thứ hai tóm tắt các vấn đề cốt lõi của kỹ thuật chuyển mạch kênh bao gồm các nguyên lý chuyển mạch cơ bản, các hình thái kết nối trường chuyển mạch và điều khiển kết nối thông tin qua trường chuyển mạch; chương thứ ba tiếp cận kỹ thuật chuyển mạch gói từ các vấn đề cơ bản như nguyên tắc, phương pháp xử lý gói tin trong mạng và trong trường chuyển mạch tới các vấn đề phức tạp như các kỹ thuật định tuyến, các giao thức định tuyến và báo hiệu đảm bảo chất lượng dịch vụ; chương thứ tư tập trung vào giải pháp công nghệ chuyển mạch tiên tiến bao gồm các giải pháp công nghệ mạng cố định như công nghệ MPLS, GMPLS và vấn đề định tuyến của các công nghệ này. Tiếp cận chuyển mạch mềm với một số mô hình ứng dụng cũng được đưa ra trong chương cuối nhằm giúp Sinh viên tiếp cận tới các giải pháp công nghệ thực tiễn trên mạng viễn thông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Cơ sở kỹ thuật chuyển mạch - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Bài giảng
Cơ sở kỹ thuật
chuyển mạch
Biên soạn: Hoàng Trọng Minh, Nguyễn Thanh Trà
MinhHT
PTIT
[Pick the date]
Hà nội: 2009
LỜI NÓI ĐẦU
Kỹ thuật chuyển mạch là một trong những kỹ thuật mấu chốt nhất trong các
mạng truyền thông. Sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng truyền thông trong một số năm
gần đây đã tạo ra các cuộc cách mạng về khoa học công nghệ và kỹ thuật chuyển
mạch là một phần của sự phát triển đó. Mục tiêu của cuốn bài giảng là cung cấp cho
sinh viên chuyên ngành Viễn thông các kiến thức nền tảng của lĩnh vực chuyển mạch,
hệ thống hóa kiến thức cho sinh viên tiếp cận các giải pháp kỹ thuật và công nghệ
chuyển mạch mới một cách tốt nhất. Từ đó làm nền tảng cho các môn học tiếp theo.
Nội dung chính của các chương gồm:
Chương thứ nhất đưa ra các khái niệm và lý thuyết nền tảng của lĩnh vực
chuyển mạch, một số bài toán và mô hình ứng dụng trong kỹ thuật chuyển mạch được
trình bày vắn tắt là cơ sở phát triển và tính toán cho một số vấn đề sẽ đề cập trong các
chương tiếp theo.
Chương thứ hai tóm tắt các vấn đề cốt lõi của kỹ thuật chuyển mạch kênh bao
gồm các nguyên lý chuyển mạch cơ bản, các hình thái kết nối trường chuyển mạch và
điều khiển kết nối thông tin qua trường chuyển mạch.
Chương thứ ba tiếp cận kỹ thuật chuyển mạch gói từ các vấn đề cơ bản như
nguyên tắc, phương pháp xử lý gói tin trong mạng và trong trường chuyển mạch tới
các vấn đề phức tạp như các kỹ thuật định tuyến, các giao thức định tuyến và báo hiệu
đảm bảo chất lượng dịch vụ. Chương này còn đưa ra một số vấn đề mở và xu hướng
phát triển của kỹ thuật chuyển mạch gói.
Chương thứ tư tập trung vào giải pháp công nghệ chuyển mạch tiên tiến bao
gồm các giải pháp công nghệ mạng cố định như công nghệ MPLS, GMPLS và vấn đề
định tuyến của các công nghệ này. Mạng không dây với tương lai được ứng dụng rộng
rãi cũng được tóm tắt trong chương này với những kiến thức về định tuyến. Tiếp cận
chuyển mạch mềm với một số mô hình ứng dụng cũng được đưa ra trong chương cuối
nhằm giúp Sinh viên tiếp cận tới các giải pháp công nghệ thực tiễn trên mạng viễn
thông.
Kỹ thuật chuyển mạch là một lĩnh vực rộng và liên quan tới rất nhiều lĩnh vực
khác trong môi trường mạng truyền thông. Vì vậy, nhóm biên soạn rất mong muốn có
được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp và người đọc.
Hà nội, ngày 25 tháng 12 năm 2009
1
Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................. 1
Mục lục ....................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KỸ THUẬT CHUYỂN MẠCH ...................................... 10
1.1 NHẬP MÔN KỸ THUẬT CHUYỂN MẠCH ............................................. 10
1.1.1 Giới thiệu chung ........................................................................................ 10
1.1.2 Một số khái niệm cơ sở.............................................................................. 11
1.1.3 Các mô hình toán học ứng dụng trong lĩnh vực chuyển mạch .................... 14
1.1.4 Các lý thuyết liên quan .............................................................................. 18
1.2 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KỸ THUẬT CHUYỂN MẠCH .............. 22
1.2.1 Lịch sử và xu hướng phát triển công nghệ mạng ......................................... 22
1.2.2 Chuyển mạch mềm và hướng tiếp cận máy chủ cuộc gọi CS. ..................... 25
1.2.3 Hướng tiếp cận phân hệ đa phương tiện IP (IMS) ....................................... 26
1.3 CÁC TỔ CHỨC TIÊU CHUẨN ................................................................... 27
1.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG ................................................................................. 30
CHƯƠNG 2:
KỸ THUẬT CHUYỂN MẠCH KÊNH ..................................................................... 31
2.1 CƠ SỞ KỸ THUẬT CHUYỂN MẠCH KÊNH........................................... 31
2.2 KIẾN TRÚC TRƯỜNG CHUYỂN MẠCH KÊNH ....................................... 34
2.2.1 Trường chuyển mạch không gian số ........................................................... 34
2.2.2 Trường chuyển mạch thời gian số ............................................................... 36
2.2.3 Trường chuyển mạch ghép TST ................................................................. 38
2.3 ĐỊNH TUYẾN TRONG CHUYỂN MẠCH KÊNH ...................................... 41
2.3.1 Phân loại các kỹ thuật định tuyến ............................................................... 41
2.3.2 Phương pháp đánh số trong mạng PSTN ................................................... 44
2.3.3 Mạng báo hiệu PSTN ................................................................................ 46
2.3.4 Xử lý định tuyến cuộc gọi trong node mạng chuyển mạch kênh ................. 47
2.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG ................................................................................ 48
CHƯƠNG 3:
KỸ THUẬT CHUYỂN MẠCH GÓI ......................................................................... 49
2
3.1. CƠ SỞ KỸ THUẬT CHUYỂN MẠCH GÓI............................................... 49
3.1.1 Mô h ...