Danh mục

Bài giảng Cơ sở lập trình: Phần 2 – ĐH CNTT&TT

Số trang: 70      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.16 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 của bài giảng "Cơ sở lập trình" tiếp tục cung cấp cho người học những kiến thức cơ sở lập trình ngôn ngữ C. Trong phần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về: Con trỏ, liên hệ giữa con trỏ và mảng, kiểu cấu trúc, hàm và chương trình con, các thao tác trên file văn bản, lập trình trong kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Cơ sở lập trình: Phần 2 – ĐH CNTT&TT e>dit an address, d>isplay an address }; static char tieude[40]=main menu\n\n; thucdon(tieude,chon,3); getch(); return 0; } void thucdon(char *tieude,char *lua[],int kichthuoc) { int i; printf(tieude); for (i=0;i ví dụ: int *p; tên biến trỏ chỉ rằng đây là biến trỏ kiểu biến được trỏ *p là dữ liệu được chứa trong địa chỉ là p. Nói cách khác p là vùng nhớ chứa địa chỉ của *p. Hay p là con trỏ trỏ tới biến chứa giá trị *p. Khi ta khai báo một biến con trỏ, máy sẽ cấp phát một vùng bộ nhớ là 2 byte hoặc 4 byte tuỳ theo kiểu của biến được trỏ. Ví dụ: khai báo int *p; thì máy sẽ cấp phát một vùng nhớ 2 byte liên tiếp cho biến trỏ p. Khai báo float x=90.8; - máy sẽ cấp phát một vùng nhớ là 4 byte liên tiếp cho biến x. Con trỏ và địa chỉ của biến Địa chỉ của biến là số thứ tự của byte đầu tiên được cấp phát trong dãy các byte cấp phát cho biến (các byte được đánh số từ 0) Như đã trình bày trên, con trỏ là một biến gồm một nhóm các ô nhớ (2 hoặc 4 byte) để lưu trữ các địa chỉ. Phép toán một ngôi & xác định địa chỉ của đối tượng mà con trỏ trỏ tới. Phép toán một ngôi * sử dụng với biến trỏ để xác định giá trị ở địa chỉ mà con trỏ trỏ tới. Ví dụ: giả sử ta khai báo các biến x, p và phép gán như sau: int x=12; // x là biến có giá trị bằng 15 int *p; // con trỏ p trỏ tới dữ liệu kiểu số nguyên p=&x; // p nhận giá trị địa chỉ của x. Đầu tiên biến trỏ p chứa có một giá trị xác định, sau khi có phép gán p=&x; thì biến p chứa địa chỉ của ô nhớ x, và tất nhiên nó cũng chứa địa chỉ của bản thân nó. Khi biến trỏ không chứa bất kì một địa chỉ nào thì giá trị của nó là null. Cách dùng con trỏ Ta có thể sử dụng tên con trỏ hoặc khai báo của nó trong các biểu thức. Không nhập giá trị cho con trỏ từ bàn phím. Quy cách in con trỏ và địa chỉ là: *p 65 + Sử dụng tên con trỏ: con trỏ cũng là một biến nên có thể dùng trong biểu thức vì giá trị của nó sẽ được dùng trong biểu thức này (nhưng chú ý rằng giá trị của con trỏ là địa chỉ của biến nào đó). Khi tên con trỏ đứng ở vế trái của biểu thức gán thì vế phải (phải là địa chỉ của biến) được gán cho con trỏ. Ví dụ: float a, *p, *q; // khai báo a là một số thực, p và q là hai con trỏ p=&a; // địa chỉ của biến a được gán cho con trỏ p q=p; // giá trị của con trỏ p được gán cho con trỏ q Cũng như các biến khác, nội dung của con trỏ có thể được thay đổi và ta có thể sử dụng quy tắc này để biến đổi địa chỉ. Sử dụng dạng khai báo của con trỏ giả sử ta có các khai báo int x,y,z,*px,*py; px=&x; py=&y; Thì con trỏ px trỏ tới x (hay còn nói px chứa địa chỉ của x) và con trỏ py trỏ tới y (py chứa địa chỉ của y). Khi đó ta có các cách viết x và *px là như nhau, nghĩa là *px=x; *py=y *px, *py là giá trị mà con trỏ px, py trỏ tới ví dụ: kiểm định các giá trị của con trỏ #include #include void main() { clrscr(); int so; int *contro; so=10; printf(“\ndia chi cua so:%p “,&so); printf(“\ngia tri cua so:%d “,so); contro=&so; 66 printf(“\ndia chi cua con tro:%p “,&contro); printf(“\ngia tri cua con tro:%p “,contro); printf(“\ng_tri duoc con tro tro toi:%d “,*contro); getch(); return; } Giả sử địa chỉ của biến so là fff4 và địa chỉ của contro là fff2, khi đó chương trình sẽ cho kết quả là: dia chi cua so: fff4 gia tri cua so: 10 dia chi cua con tro: fff2 gia tri cua con tro: fff4 gia tri duoc con tro tro toi: 10 2.5.3. Các phép toán trên con trỏ Phép toán một ngôi & xác định địa chỉ của đối tượng mà con trỏ trỏ tới. Phép toán một ngôi * sử dụng với biến trỏ để xác định giá trị ở địa chỉ mà con trỏ trỏ tới. Các phép toán số học: Phép cộng một con trỏ với một số nguyên được một con trỏ có cùng kiểu Phép trừ một con trỏ với một số nguyên được một con trỏ có cùng kiểu Phép trừ hai con trỏ có cùng kiểu sẽ được một số nguyên giả sử ta có khai báo: int *p, i=5; thế thì: - phép ++p là: tăng giá trị của p lên một đơn vị - phép --p là: giảm giá trị của p một đơn vị Đơn vị tăng hay giảm của một con trỏ luôn luôn có kích thước của biến được trỏ vào. Nếu giá trị của biến được trỏ vào thuộc kiểu int thì một đơn vị tăng giảm là 2 byte. Nếu giá trị của biến được trỏ vào thuộc kiểu float thì một đơn vị tăng giảm là 4 byte ... . 67 Các phép giữa các biến con trỏ: Phép gán: = Các phép so sánh: = (bằng nhau), != (khác nhau) Lưu ý: Phép toán & chỉ thực hiện cho các đối tượng trong bộ nhớ, nghĩa là chỉ thực hiện đối với các biến và các phần tử của mảng (mà thực chất là các biến có cùng tên), không được sử dụng được với các hằng, biểu thức và các biến thanh ghi. Nếu p là con trỏ trỏ tới một biến nguyên a thì p có thể xuất hiện trong các biểu thức, các câu lệnh giống như x. Ví dụ: *p=10+ ++*p; Con trỏ kiểu tổng quát: Con trỏ kiểu tổng quát là con trỏ có thể trỏ tới mọi kiểu con trỏ, nhưng ngược lại thì không được mà phải dùng phép ép kiểu. Con trỏ kiểu tổng quát là con trỏ khai báo kiểu void. ...

Tài liệu được xem nhiều: