CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN, LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM
I. * Mục đích: Nhằm bảo quản, lưu giữ nông sản lâu dài phòng khi có nhu cầu sử dụng. Xã hội ngày càng phát triển, công tác chế biến LTTP phục vụ cho nhu cầu ngày càng đa dạng như thức ăn trong lễ hội, thức ăn phục vụ chiến tranh, thức ăn cho người bệnh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Công Nghệ Sau Thu Hoạch - Chương 8
CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN,
LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM
MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC
CHẾ BIẾN
I.
* Mục đích:
Nhằm bảo quản, lưu giữ nông sản lâu dài phòng khi có nhu cầu sử dụng.
Xã hội ngày càng phát triển, công tác chế biến LTTP phục vụ cho nhu cầu
ngày càng đa dạng như thức ăn trong lễ hội, thức ăn phục vụ chiến tranh,
thức ăn cho người bệnh...
Ngày nay, công tác chế biến LTTP nhằm tạo ra các sản phẩm thoả mãn
nhu cầu sau của con người:
- Đảm bảo đầy đủ năng lượng, cân đối dinh dưỡng lành, vệ sinh để người tiêu
dùng có thể giữ gìn tốt sức khoẻ của họ.
- Thực phẩm chế biến phải loại trừ được các yếu tố có hại, bổ sung các yếu tố
có lợi cho sức khoẻ, tăng sinh lực, kéo dài tuổi thọ cho người sử dụng.
- Thực phẩm chế biến phải ngon, đáp ứng yêu cầu ẩm thực của mỗi dân tộc,
mỗi tầng lớp người trong xã hội, mỗi địa phương...
- Thực phẩm chế biến cần thuận tiện trong sử dụng, dễ vận chuyển, dễ bảo
quả.
Vì vậy, công tác chế biến LTTP cần đạt yêu cầu sau:
+ Xuất phát nhu cầu ngày càng tăng cả về số lượng
và chất lượng các chủng loại thực phẩm chế biến,
công tác chế biến LTTP phải thường xuyên cải tiến
qui trình công nghệ, đổi mới sản phẩm.
+ Công tác chế biến LTTP khác với các ngành chế
biến khác là đảm bảo vệ sinh an toàn cho người sử
dụng và môi trường sản xuất. Đây là vấn đề cần
quan tâm đúng mức. Việc áp dụng các biện pháp
quản lí chất lượng theo ISO 9000, ISO 14000 là cần
thiết.
Vai trò của công tác chế biến LTTP.
Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam phát
triển mạnh, đặc biệt là nông nghiệp với mức tăng
trưởng 4 - 5% trong suốt 15 năm liền là một hiện
tượng đặc biệt trong khu vực cũng như trên thế
giới. Chính sự phát triển ngành nông nghiệp đã thúc
đẩy ngành chế biến LTTP phát triển. Trong những
năm qua, ngành chế biến LTTP nước ta đã phát
triển không ngừng, góp phần to lớn nâng cao đời
sống cho nhân dân, tăng kim ngạch xuất khẩu.
Ngành công nghiệp chế biến LTTP đang thực sự trở
thành ngành công nghiệp quan trọng của nước ta.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CÔNG NGHỆ
DÙNG TRONG CHẾ BIẾN LTTP
- Xử lý nhiệt gồm các công nghệ sấy, thanh trùng, chần, luộc,
chiên, dim. Dưới tác động của nhiệt độ cao, một phần nước
bị bay hơi. Để bay hơi 1 kg nước cần khoảng 540 kcalo hoặc
2200kj, cấu trúc của nông sản bị biến đổi, hệ enzym, các
chất có hoạt tính sinh học và vi sinh vật bị ức chế hoặc tiêu
diệt, ở nhiệt độ 56oC, prôtêin trong lòng trắng trứng đã bị
đông đặc hoặc ở 60-70oC, các enzym bị mất hoạt tính, 80%
các vi sinh vật sinh dưỡng bị tiêu diệt. Tuy vậy, để tiệt trùng
và diệt hết enzym trong nông sản, người ta thường sử dụng
phương pháp hấp ở 115- 120oC trong 20-30 phút hay sấy
160-170oC trong 1-2 giờ.
Xử lý mạnh: (làm mát, ướp đá, làm lạnh, lạnh
đông, lạnh sâu...). Trong điệu kiện lạnh các
hoạt chất sinh học. Các quá trình sinh lý của
LTTP, các hoạt động của vi sinh vật bị ức
chế. Trong chế biến người ta sử dụng lạnh
để hạn chế quá trình ôxi hoá các chất béo.
Thí dụ để bảo đảm chất lượng dầu được ép
từ đậu tương, ôliu, hay hướng dương người
ta thường phải làm lạnh trước khi ép.
Xử lí cơ học: Kỹ thuật cắt, thái, nghiền, ép,
xay khô, xay ướt... thường được sử dụng
trong công nghệ chế biến LTTP. Đây là
những công nghệ cổ điển có thể được sử
dụng bằng lao động thủ công cũng như các
thiết bị pha, thái hiện đại, tự động hoá hoàn
toàn.
Xử lý bằng áp lực (áp lực cao, áp lực chân không, kết hợp với cả
áp lực cao và áp lực chân không...). Dưới tác động của áp lực,
cấu trúc của nông sản bị biến dạng, bị nóng lên. Trong điều kiện
chân không, nước bị bay hơi nhanh chóng, cấu trúc nguyên liệu
nông sản trở nên sốt. Nếu quản lý tốt được quá trình này sẽ tạo
nên những sản phẩm ăn liền có chất lượng cao, đáp ứng yêu
cầu người tiêu dùng. Ngày nay công nghệ ép đùn chín
(extrucsion cooking technology) được phát triển rộng khắp với
nhiều sản phẩm có giá trị (cơm ăn liền, cháo ăn liền, snack,
bỏng...). Đỉnh cao kỹ thuật xử lý bằng áp lực là công nghệ giảm
áp đột ngột có điều chỉnh. với công nghệ này, hầu hết rau, quả,
củ được làm chín, giữ được màu sắc, mùi vị và hình dáng ban
đầu, hàm lượng vitamin rất ít bị mất đi. Thời gian gia công chính
chỉ từ 0 giây đến 3 phút. Tác giả của công nghệ này là Tiến sĩ
E.Karim, người Pháp.
Xử lý hoá học: Từ lâu, con người đặc biệt sử dụng
các chất hoá học để bảo quản, chế biến thức ăn.
Các chất có áp suất thẩm thấu cao, nước trong các
tế bào thực phẩm chảy ra ngoài làm giảm độ ẩm,
cấu trúc thịt, cá, củ, quả trở nên rắn chắc hơn, mùi
vị đậm đà hơn. Ngoài ra người ta còn sử dụng các
hợp chất phenol, andehyd trong khói làm chín thịt,
cá, diệt vi sinh vật gây hại, tạo hương vị độc đáo.
Sử dụng hợp chất nitrat, nitrit với liều lượng thấp
tạo cho thịt, cá có màu hồng...Việc sử dụng chất
hoá học trong chế biến cũng cần chú ý tới ngưỡng
tối đa được phép dùng vì thường sử dụng với nồng
độ cao sẽ không đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
Xử lí bằng phương pháp sinh học: Đây là công nghệ có tính
truyền thống lâu đời của nhiều nước trên thế giới. Lên men chua
thịt, cá, rau, quả củ là công nghệ chế biến độc đáo của nhiều
nước. Ở Châu phi người ta lên men chua sắn củ, khoai sọ, ở
Châu Âu lên men thịt bò, thịt lợn với các loại vi sinh vật và gia vị
khác nhau tạo hàng trăm sản phẩm salami hấp dẫn. Ở Châu Á
người ta lên men tôm, cá tạo thành nhiều loại sản phẩm như
nước mắm, mắm tép, mắm tôm, tôm chua được nhiều người ưa
chuộng. Sản phẩm thịt lợn lên men tạo nem chua có giá trị dinh
dưỡng cao, hấp dẫn người tiêu dùng. Quá trình lên men hạt cốc
để tạo hàng trăm sản phẩm: rượu vang, nước giải khát lên
men...Với nhiều đặc thù của mỗi nước, mỗi dân tộc. Công
nghiệp sản xuất các sản phẩm này chiếm 15 - 20% tổng giá trị
công nghiệp thực phẩm của thế giới.
- Kỹ thuật đóng gói: Đóng gói không những có tác
dụng tốt trong bảo quản mà còn có vai trò quan
trọng với quá trình tiếp thị, tạo điều kiện thuận lợi
cho người sử dụng. Kỹ thuật đóng gói đang p ...