Danh mục

Bài giảng Công tác bầu cử ở cấp huyện và cấp xã (Ngành: Dịch vụ pháp lý) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 592.99 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (31 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Bài giảng Công tác bầu cử ở cấp huyện và cấp xã trang bị cho người học những kiến thức pháp luật và kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản về công tác này để có thể tham gia vào công tác tổ chức được việc bầu cử đại biểu quốc hội, HĐND cấp huyện, cấp xã và xử lý được các công việc có liên quan đến công tác bầu cử.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Công tác bầu cử ở cấp huyện và cấp xã (Ngành: Dịch vụ pháp lý) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG LÀO CAI BÀI GIẢNG MÔN HỌC: CÔNG TÁC BẦU CỬ Ở CẤP HUYỆN VÀ CẤP XÃ NGÀNH: DỊCH VỤ PHÁP LÝ (Áp dụng cho trình độ Trung cấp) LƯU HÀNH NỘI BỘ Năm 2017 Lời nói đầu Nền tảng chính trị - pháp lý của mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội với cử tri là chế độ bầu cử. Trong xã hội dân chủ, bầu cử trở thành “công cụ” hữu hiệu nhất để buộc các đại biểu dân cử phải coi trọng lợi ích của cử tri, liên hệ chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri, nhất là cử tri ở đơn vị bầu cử. Bài viết phân tích tác động của chế độ bầu cử đối với việc xây dựng mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội với cử tri và đề xuất các kiến nghị hoàn thiện chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng “cơ chế để ĐBQH gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri” Chế độ bầu cử chỉ có thể đóng vai trò nền tảng để xác lập mối quan hệ gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm giữa đại biểu với cử tri nếu tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc, tiêu chí bầu cử tiến bộ. Bầu cử phải thực sự là công cụ để nhân dân ủy quyền và kiểm soát quyền lực. Cử tri có quyền đánh giá, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người đại diện và quyết định việc trúng cử, tại nhiệm và tái cử của họ thông qua phiếu bầu. Gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri trở thành nhu cầu tự thân của mỗi đại biểu để thực hiện tốt chức năng đại diện trong khi tại nhiệm và bảo đảm khả năng tái cử trong nhiệm kỳ kế tiếp. 'Viễn cảnh đánh mất quyền lực trong cuộc bầu cử tiếp theo được lịch sử chứng minh tỏ ra hiệu quả trong việc ràng buộc các nhân vật được bầu coi trọng lợi ích của cử tri'. Cùng với quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội nước ta, trong những nhiệm kỳ vừa qua, việc xây dựng mối quan hệ giữa ĐBQH với cử tri đã được chú trọng, quan tâm. Các quy định pháp luật có liên quan, nhất là các nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) quy định về tiếp xúc cử tri, tiếp công dân đã được sửa đổi, bổ sung, tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện mối liên hệ giữa ĐBQH với cử tri. Trên thực tế, hoạt động tiếp xúc cử tri định kỳ trước và sau kỳ họp Quốc hội được duy trì thường xuyên hơn; công tác tiếp công dân ngày càng đi vào nền nếp. Một số hình thức mới về tiếp xúc cử tri bước đầu được vận dụng. Kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri, đơn thư của công dân đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Nhận thức và ý thức trách nhiệm của ĐBQH trước cử tri được nâng lên. Bài giảng “Bầu cử ở cấp huyện và cấp xã” sẽ giúp người học có cái nhìn toàn cảnh về công tác bầu cử của nước ta hiện nay. Tác giả ThS.Phạm Thị Thu Hà – Phó Trưởng khoa Khoa Pháp lý TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC: CÔNG TÁC BẦU CỬ Ở CẤP HUYỆN VÀ CẤP XÃ Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: Học phần này trang bị cho người học những kiến thức pháp luật và kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản về công tác này để có thể tham gia vào công tác tổ chức được việc bầu cử đại biểu quốc hội, HĐND cấp huyện, cấp xã và xử lý được các công việc có liên quan đến công tác bầu cử. - Về kỹ năng: Sau khi học xong học phần này, người học có thể phân biệt các bước trong tiến trình bầu cử; thực hiện được các bước trong tiến trình bầu cử như: lập danh sách cử tri; xác định quyền, nghĩa vụ của các cử tri; xác định số lượng đại biểu, thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử ở các cấp..; tham mưu xử lý vi phạm và các tình huống khác phát sinh trên thực tế tổ chức cuộc bầu cử. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện cho người học khả năng làm việc độc lập, cẩn trọng trong các hoạt động nghiệp vụ. + Có tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm với công việc được giao và có tinh thần làm việc hợp tác, phối hợp với người khác và trong tập thể. Chương 1. Quy định về bầu cử và tổ chức bầu cử ở cấp huyện và cấp xã Mục tiêu: Người học hiểu được tính chất và vai trò của bầu cử và tổ chức bầu cử, các quy định của pháp luật về bầu cử ở cấp huyện và cấp xã 1. Khái niệm và vai trò của bầu cử, tổ chức bầu cử. 1.1. Khái niệm bầu cử, tổ bầu cử 1.1.1. Bầu cử Bầu cử là Phương thức lựa chọn người làm đại biểu, thay mặt thực hiện quyền lực nhà nước trong các xã hội dân chủ theo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Cử tri bỏ phiếu lựa chọn người đại diện cho mình vào cơ quan quyền lực nhà nước, chế định quan trọng của luật nhà nước, thể hiện quyền cơ bản của công dân tham gia xây dựng chính quyền nhân dân. Luật bầu cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân quy định bầu cử theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Quy định quyền bầu cử, ứng cử của công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trừ những người mất trí và những người bị pháp luật hoặc tòa án nhân dân tước các quyền đó. 1.1.2. Tổ bầu cử Đối với các địa phương đang thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường thì việc thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương do Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường sau khi thống nhất với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định (cơ cấu, thành phần của các tổ chức phụ trách bầu cử ở các địa phương này không có đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp). Đối với đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: