Danh mục

Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật: Bài 11 - Trần Văn Kham

Số trang: 44      Loại file: pptx      Dung lượng: 542.82 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 11: Đánh giá trong Công tác xã hội khuyết tật trình bày các lý thuyết cần có trong đánh giá người khuyết tật, các hình thức đánh giá trong công tác xã hội khuyết tật, công cụ đánh giá định lượng, công cụ đánh giá định tính và bài tập thực hành.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật: Bài 11 - Trần Văn Kham Bài 11. Đánh giá trong công tác xã hội khuyết tật 11.1. Đánh giá trong công tác xã hội khuyết tật Tiến trình đánh giá bắt đầu ở lần gặp đầu tiên và tiếp tục thông qua các buổi gặp mặt. Tiến trình này bao gồm quan niệm về sự chú ý hay phác hoạ các giới hạn xung quanh các lĩnh vực phù hợp của việc nghiên cứu. Nó cũng bao gồm việc tập hợp thông tin phù hợp với bối cảnh và quá trình tư duy, thông qua đó nhân viên và thân chủ cố gắng tạo được ý nghĩa về thông tin thu thập được. (Hartman, 1994, tr.27) 11.1. Đánh giá trong công tác xã hội khuyết tật — Meyer (1995b, tr.268) ghi nhận lại rằng có 5 bước để thực hiện tiến trình đánh giá: — Thu thập thông tin về dữ liệu và về tổ chức để hiểu được hệ thống; — Can thiệp, một tiến trình mà qua đó nhân viên xã hội sử dụng các tri thức và phán xét để hiểu được những điều cần thu thập trong giai đoạn 1; — Đánh giá về chức năng của thân chủ; — Sự đồng thuận giữa nhân viên xã hội và thân chủ liên quan đến những điều gì sẽ được giải quyết; — Phát triển một kế hoạch can thiệp. 11.1. Đánh giá trong công tác xã hội khuyết tật — Tiến trình đánh giá có thể giúp nhân viên xã hội và thân chủ đạt được cách hiểu về đời sống của thân chủ, về các nhu cầu và vấn đề cần phải giải quyết. — Giống như mọi hoạt động thực hành công tác xã hội, đánh giá được xem là tiến trình trợ giúp lẫn nhau: cả nhân viên xã hội và thân chủ đều có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin, trong trải nghiệm, chia sẻ quan điểm, và các cách tiếp cận. 11.1. Đánh giá trong công tác xã hội khuyết tật — để hiểu về các cá nhân và những trải nghiệm cuộc sống; tri thức về sự phát triển con người; — hiểu về vai trò của văn hoá, dân tộc, các hệ thống niềm tin, và về những trải nghiệm của áp lực, — hiểu về tác động của mọi trải nghiệm trong cuộc sống và các sự kiện về sự phát triển sinh tâm xã; kiến thức về các nguồn lực cộng đồng và các mạng lưới trợ giúp để có thể giúp một cá nhân giải quyết, xác định, ổn định hoá hay xoá bỏ các vấn đề của bản thân. 11.1. Đánh giá trong công tác xã hội khuyết tật —Trong tiến trình đánh giá với người khuyết tật, vì khuyết tật có thể phức hợp hay làm phức tạp mối quan hệ giữa cá nhân và môi trường sống xung quanh, điều thiết yếu là cần cẩn trọng phát triển và hình thành các công cụ lượng giá. —Các cá nhân khuyết tật phải giải quyết các vấn đề tương tự của cuộc sống như người không khuyết tật, với những hình thức khó khăn khác mà được xem là bị ảnh hưởng nguy hại qua những điều kiện khuyết tật. 11.2. Các hình thức đánh giá trong công tác xã hội khuyết tật — Các hình thức đánh giá: — Đánh giá công tác xã hội được hiểu thông qua mô hình cá nhân trong môi trường, một cách tiếp cận sinh thái kéo theo cách hiểu và đánh giá về sự phù hợp tốt đẹp giữa một cá nhân và môi trường sống xung quanh (Meyer, 1995b, tr.263) 11.2.1.Đánh giá môi trường sống — Xem xét sự phù hợp của cá nhân trong môi trường sống — Luận điểm này cũng chuyển trọng tâm từ các vấn đề của cá nhân sang cộng đồng và về các vấn đề của cá nhân trong cộng đồng — Cá nhân và cộng đồng được nhìn nhận như thể từng chủ thể đồng thời ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi chủ thể kia và do đó được hiểu là có tác động qua lại lẫn nhau. — cả hai “luôn thường xuyên hay có khả năng tương thích với nhau và qua đó sự can thiệp có thể được thực hiện ở từng phía đều được và có thể được xem là có tác động đến phía kia” (Meyer, 1995b, tr.19) 11.2.1.Đánh giá môi trường sống — Nhu cầu và năng lực đáp ứng trong môi trường sống không phải lúc nào cũng cân bằng: Điều này dễ dẫn đến những vấn đề áp lực, căng thẳng; — Germain và Gitterman cũng ghi nhận rằng áp lực có thể xảy ra ở ba lĩnh vực: — Trong giai đoạn chuyển đổi và khủng hoảng; — Dưới áp lực của môi trường, như các tổ chức không đáp ứng được và cấu trúc xã hội; — Thông qua tiến trình cá nhân kém thích ứng. 11.2.1.Đánh giá môi trường sống — Lưu ý về nhận diện tình trạng khuyết tật của thân chủ: mới diễn ra hay diễn ra trong thời gian dài; — Sự can thiệp chuyên môn của nhân viên công tác xã hội nhằm phục hồi sự cân bằng, khuyến khích hoặc đào tạo thêm những kỹ năng mới và phát triển mạng lưới các nguồn lực nhằm đáp ứng những nhu cầu mới của thân chủ. — Các thành viên trong gia đình và các cá nhân khác có trong hệ thống mối quan hệ của thân chủ đều có thể giúp cho việc phục hồi sự cân bằng và đưa ra các giải pháp giảm thiểu áp lực. 11.2.1.Đánh giá môi trường sống Allen-Meares và Law (1993,tr.8-10) có đưa ra mô hình đánh giá: 11.2.1.Đánh giá môi trường sống — Bản đồ sinh thái cổ điển — Bản đồ này bao gồm một vòng tròn trung tâm và đó là vấn đề trọng tâm của bản đồ. — Đấy thường là tên của một cá nhân nhưng cũng có thể là tên các thành viên trong gia đình và các ...

Tài liệu được xem nhiều: