Danh mục

Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật: Bài 12 - Trần Văn Kham

Số trang: 59      Loại file: pptx      Dung lượng: 274.73 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 12: Các mô hình thực hành làm việc với cá nhân có nội dung trình bày về quản lý ca với người khuyết tật (NKT), nhiệm vụ và chức năng quản lý ca, tiến trình quản lý ca với NKT, trị liệu nhận thức (bảy giả thuyết trong trị liệu nhận thức KT, các mô hình trị liệu trong mô hình nhận thức khuyết tật), tiếp cận can thiệp tập trung vào giải pháp và một số nội dung khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật: Bài 12 - Trần Văn Kham Bài 12. các mô hình thực hành: làm việc với cá nhân 12.1. Quản lý ca Quản lý ca với NKT • Trong một số ca cá nhân, thân chủ cùng một lúc có nhiều nhu cầu cần được hỗ trợ để góp phần giải quyết vấn đề của họ. • Khi đó nếu không có mô hình quản lý việc xác định, đánh giá và điều phối việc đáp ứng các nhu cầu một cách hiệu quả thì có thể gây ra lãng phí nguồn lực hoặc nhu cầu chưa được đáp ứng. • Từ đó nảy sinh ra nhu cầu cần phải quản lý một cách tổng hợp tất cả các dịch vụ hỗ trợ đối với một trường hợp cụ thể, và người ta gọi đó là quản lý ca. Quản lý ca với NKT • Quản lý ca là một quá trình tổ chức dịch vụ giúp đỡ thân chủ giải quyết vấn đề khó khăn của họ một cách hiệu quả. • Trong quá trình này nhân viên xã hội làm nhiệm vụ điều phối các dịch vụ xã hội để hỗ trợ thân chủ vượt qua những khó khăn về thể chất, tinh thần và các mối quan hệ xã hội nhằm giúp họ phục hồi các chức năng xã hội, phòng chống các vấn đề có thể xảy ra. Quản lý ca với NKT • Mô hình quản lý ca được xem là phù hợp khi các nhu cầu của thân chủ hiện ra từ chính vấn đề khuyết tật do bản chất của nó và tác động đối với toàn bộ chức năng của thân chủ. • Các thân chủ bị khuyết tật có lẽ cũng yêu cầu hàng loạt các dịch vụ, bao gồm cả các hình thức chăm sóc y tế, chăm sóc cá nhân, giao thông, giáo dục, phục hồi chức năng, giải trí, nhà ở, dinh dưỡng, cũng như sự hỗ trợ khác. • Các mô hình quản lý ca khác nhau theo các nhu cầu của thân chủ hoặc cấu trúc của chương trình. Mô hình định hướng theo thân chủ là những mô hình dựa trên sức mạnh và thường bao hàm sự biện hộ và các mục đích trao quyền trong qúa trình lập kế hoạch. Quản lý ca với NKT • Mục tiêu của Quản lý Ca với NKT • Mục tiêu chủ yếu của quản lý ca là tối đa hóa việc thực hiện chức năng của NKT bằng cách cung cấp những dịch vụ chất lượng với phong cách hiệu quả và kết quả cho cá nhân có nhu cầu phức tạp. • Giống mọi phương pháp thực hành CTXH, quản lý ca dựa vào nền tảng đào tạo chuyên nghiệp, dựa vào các giá trị, kiến thức, lý thuyết và kỹ năng được sử dụng để đạt các mục tiêu thiết lập có kết hợp với thân chủ và gia đình. Quản lý ca với NKT • Mục tiêu của Quản lý Ca với NKT • Tăng cường khả năng phát triển, giải quyết vấn đề, đối phó của NKT. • Tạo ra và thúc đẩy hệ thống hoạt động có hiệu quả và mang tính nhân bản để cung cấp tài nguyên và dịch vụ cho con người. • Liên kết con người với hệ thống cung cấp tài nguyên, dịch vụ và cơ hội. • Cải thiện phạm vi và năng lực của hệ thống cung cấp dịch vụ. • Góp phần cho sự phát triển và hoàn thiện của chính sách xã Nhiệm vụ và chức năng Quản lý ca • Can thiệp ở cấp độ thân chủ • Khi nhân viên quản lý ca CTXH đã nhận diện và xác định thân chủ là NKT sau khi tiếp cận hay chuyển tuyến thì nhân viên quản lý ca tiến hành một cuộc đánh giá toàn diện từng NKT • Đó về những mặt mạnh cũng như hạn chế của thân chủ và đánh giá về các tài nguyên xã hội, tài chính và các cơ sở có sẵn phục vụ cho thân chủ không. • Nhân viên quản lý ca CTXH tập trung chủ yếu vào điều làm thế nào những tài nguyên này có liên hệ tới những mối quan tâm chính yếu được xác định trong Nhiệm vụ và chức năng Quản lý ca • Can thiệp ở cấp độ thân chủ • NVXH triển khai một kế hoạch dịch vụ với thân chủ để xác định các ưu tiên, kết quả mong muốn, và các chiến lược và tài nguyên được sử dụng để đạt kết quả. • Trách nhiệm của NVXH, thân chủ, và những người khác cần được làm rõ trong khi triển khai kế hoạch. • Việc tiếp xúc trực tiếp giữa NVXH và thân chủ là cần thiết để hoàn thành có hiệu quả việc đánh giá và triển khai kế hoạch dịch vụ. Nhiệm vụ và chức năng Quản lý ca • Can thiệp ở cấp độ thân chủ • Những nhiệm vụ thêm của nhân viên quản lý ca liên quan đến can thiệp với NKT bao gồm thực hiện kế hoạch dịch vụ nhằm huy động các tài nguyên chính thức và không chính thức và những dịch vụ cần thiết để phát triển tối đa mặt thể chất, xã hội và tình cảm cho thân chủ, điều phối và giám sát việc ung ứng dịch vụ cho NKT. • Nhân viên quản lý ca cũng biện hộ cho NKT những tài nguyên và dịch vụ cần đến; định kỳ tái đánh giá tình trạng thân chủ, tính kết quả của sự can thiệp, và Nhiệm vụ và chức năng Quản lý ca • Can thiệp ở cấp độ thân chủ • Ở tất cá giai đoạn can thiệp cấp độ thân chủ, quan trọng là nhân viên quản lý ca được giao quyền hành đầy đủ trong việc tiếp cận, phân bổ, giám sát và lương giá dịch vụ và các nguồn tài chính. • Quyền hạn như thế là điều tiên quyết cho việc thực hành quản lý ca có hiệu quả. Nhiệm vụ và chức năng Quản lý ca • Can thiệp ở cấp hệ thống • Cấu trúc của một tổ chức, các chính sách và ngân sách cũng như mạng lưới cộng đồng các dịch vụ cần cung cấp thích đáng cho việc thực hiện quản lý ca đặt trọng tâm vào thân chủ. • Nhân viên quản lý ca có trách nhiệm tìm hiểu cách mà cơ sở và hệ thống tác động tích cực cũng như tiêu cực đến thân chủ và can thiệp vào hệ thống để tối đa hóa nh ...

Tài liệu được xem nhiều: