Thông tin tài liệu:
Bài giảng Da liễu tập trung trình bày vào ba phần chính: Các bệnh da liễu thường gặp tại cộng đồng, một số bệnh lây truyền qua đường tình dục và chiến lược phòng chống, bệnh phong và chương trình phòng chống ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Da liễuTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN BỘ MÔN: DA LIỄU BÀI GIẢNG DA LIỄUTÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN Y KHOA (Lưu hành nội bộ) Thái Nguyên, năm 2008 Chủ biên: TS. Nguyễn Quý Thái Thư ký biên soạn: ThS. Trương Minh Hương Tham gia biên soạn:TS. Nguyễn Quý TháiThS. Trương Minh HươngThS.- NCS. Phạm Công ChínhThS. Vi Thị Thanh Thuỷ LỜI NÓI ĐẦ U Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào Tạo về đổi mới giáo dục Đại Họcvà của Bộ y tế tăng cường đào tạo bác sĩ đa khoa theo hướng dẫn cộng đồng ở ViệtNam, tập thể bộ môn Da liễu đã biên soạn cuốn Bài giảng da liễu để phục vụ nhu cầuhọc tập của sinh viên nhằm góp phần đáp ứng mục tiêu đào tạo của trường Đại Học Ykhoa Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay. Tài liệu phát triển dựa trên kiến thức K.A.S (Kiến thức-Thái độ-Kĩ năng) đãthống nhất giữa 8 Trường Đại học Y trong dự án Việt Nam – Hà Lan, có kế thừa kinhnghiệm từ “Sản phẩm giai đoạn I” của dự án, có lồng ghép dịch tễ học lâm sàng vàchăm sóc sức khoẻ ban đầu, đồng thời đã tham khảo và sử dụng kết quả nghiên cứucủa chính Bộ môn về bệnh Da liễu ở khu vực niềm núi phía Bắc trong nhiều năm qua.Sách được trình bày dựa theo tên bài ở mỗi bài chủ đề đã thống nhất toàn quốc, về cơbản tập trung vào ba phần chính: - Các bệnh da liễu thường gặp tại cộng đồng. - Một số bênh lây truyền qua đường tình dục và chiến lược phòng chống. - Bệnh phong và chương trình phòng chống ở Việt Nam. Đây là lần đầu tiên tài liệu được biên soạn theo một cấu trúc nhằm phục vụcho mục đích tăng cường đào tạo bác sĩ đa khoa theo định hướng cộng đồng - một vấnđề còn mới ở nước ta, vì vậy cuốn sách không thể tránh khỏi còn nhiều thiếu sót.Chúng tôi xin cảm ơn và tiếp thu những ý kiến đóng góp chân thành của Quý Thầy,Cô, các bạn đồng nghiệp và các lớp sinh viên để cho lần tái bản sau được hoàn thiệnhơn. Thái Nguyên, tháng 7, năm 2005 TRƯỞNG BỘ MÔN TS. Nguyễn Quý Thái1. Tên môn học : Da liễu2. Tên bài : NHIỄM ĐỘC DA DO THUỐC, HOÁ - MỸ PHẨM3. Tài liệu học tập : Lý thuyết4. Đối tượng : Sinh viên đa khoa5. thời gian : 02 tiết6. Địa điểm giảng : Giảng đường MỤC TIÊU HỌC TẬP:1. Trình bày được đặc điểm dịch tễ và khái niệm nhiễm độc da do thuốc, hoá mỹ phẩm.2. Phân loại đựơc một số thể lâm sàng nhiễm độc da dị ứng do thuốc, hoá mỹ phẩm.3. Giải thích được các biến chứng của nhiễm độc da dị ứng do thuốc, hoá - mỹ phẩm.4. Giải thích được cách chẩn đoán và xử lí nhiễm độc da do dị ứng thuốc, hoá mỹ phẩm theo các tuyến y tế.5. Phân tích được tầm quan trọng của việc quản lý và dự phòng nhiễm độc da do thuốc, hoá - mỹ phẩm. NỘI DUNG1. Đại cương Lĩnh hình nhiễm độc da do thuốc (phản ứng bất lợi do thuốc) ngày một trở nênphổ biến. Tại Mỹ (1998 - 2000) số bệnh nhân đến khám ở các phòng khám trong bệnhviện vì nhiễm độc da do thuốc, hoá - mỹ phẩm chiếm 10 -15%; mỗi năm có khoảng 20triệu người phải nhập viện vì nhiễm độc thuốc. Tại Pháp, chi phí cho điều trị nhiễmđộc da dị ứng thuốc là 20 triệu Franc/năm. Ở Việt Nam, theo Bộ môn Miễn dịch dịứng - Trường Đại học Y Hà Nội (1980 - 1984), tỷ lệ dị ứng thuốc chiếm 2,5% dân sốvà có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Bệnh thường gặp ở người lớnnhiều hơn trẻ em, phụ nữ nhiều hơn nam giới (có thể do sử dụng thuốc nhiều hơn). Danh mục thuốc gây nhiễm độc da dị ứng ngày càng nhiều, chúng không chỉ làcác kháng sinh như Penicilline, Sulphamide như trước đây mà còn có rất nhiều loạithuốc khác được bổ xung vào danh mục này: các thuốc chống viêm - giảm đau,vitamin, an thần, các chất cản quang... Yếu tố đóng vai trò quan trọng góp phần làmcho tình hình nhiễm độc da dị ứng do thuốc, hoá - mỹ phẩm tăng lên và trở nên phứctạp là tình trạng lạm dụng thuốc trong dân chúng cũng như việc quản lý thuốc chưađược chặt chẽ đối với các sản phẩm thuốc và hoá - mỹ phẩm hiện nay. Nhiễm độc da dị ứng thuốc là tình trạng phản ứng quá mức của cơ thể khi dùng 4thuốc do dã có giai đoạn mẫn cảm không phụ thuộc vào liều lượng, có tính mẫn cảmchéo và có liên quan đến cơ chế miễn dịch. Bệnh cảnh lâm sàng biểu hiện phong phúvới 4 loại cơ chế sinh bệnh khác nhau (Gell và Coombs ), nhưng triệu chứng ngoài davẫn là nổi bật nhất với các thể lâm sàng đa dạng: nhiễm độc da dị ứng thể hồn ban đadạng, thể ban đỏ, thể đỏ da loàn thân, hội chứng Stevens-johnson, hội chứng Lyell...và được xem như một bệnh da cấp cứu cần được chẩn đoán và xử trí kịp thời.2. Phân loại: Theo Gell và Coombs (1962), nhiễm độc da dị ứng thuốc gồm có 4 typ:2.1. Typ 1: Quá mẫn do Ig E (đôi khi có kè ...