Danh mục

Bài giảng Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp - GS.TS. Bùi Xuân Phong

Số trang: 300      Loại file: ppt      Dung lượng: 1.33 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (300 trang) 0
Xem trước 0 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp của giáo sư tiến sĩ Bùi Xuân Phong, dành cho các bạn sinh viên khoa quản trị kinh doanh tham khảo về đạo đức trong kinh doanh của một doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp - GS.TS. Bùi Xuân Phong TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG “ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP”                GS.TS. Bùi Xuân Phong Khoa Quản trị kinh doanh 1 Hà Nội, 2009 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 1. 1 KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH  1.1.1.Khái niệm đạo đức  Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội.  Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có đặc điểm: - Đạo đức có tính giai cấp, tính khu vực, tính địa phương. - Nội dung các chuẩn mực đạo đức thay đổi theo điều kiện lịch sử cụ thể 1.1.2. Khái niệm đạo đức kinh doanh  Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh.  Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh. - Tính trung thực - Tôn trọng con người - Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội. - Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt.  Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh - Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh - Khách hàng của doanh nhân  Phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh Đó là tất cả những thể chế xã hội, những tổ chức, những người liên quan, tác động đến hoạt động kinh doanh: Thể chế chính trị, chính phủ, công đoàn, nhà cung ứng, khách hàng, cổ đông, chủ doanh nghiệp, người làm công ... 1.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 1.2.1. Vấn đề đạo đức trong kinh doanh  Một vấn đề chứa đựng khía cạnh đạo đức, hay vấn đề mang tính đạo đức, vấn đề được tiếp cận từ góc độ đạo đức, là một hoàn cảnh, trường hợp, tình huống một cá nhân, tổ ch ức gặp ph ải những khó khăn hay ở tình thế khó xử khi ph ải l ựa ch ọn m ột trong nhiều cách hành động khác nhau dựa trên tiêu chí v ề s ự đúng – sai theo cách quan niệm phổ biến, chính th ức của xã h ội đ ối v ới hành vi trong các trường hợp tương tự – các chuẩn mực đạo lý xã hội.  Giữa một vấn đề mang tính đạo đức và một vấn đề mang tính chất khác có sự khác biệt rất lớn. Sự khác biệt thể hiện ở chính tiêu chí lựa chọn để ra quyết định. Khi tiêu chí đ ể đánh giá và l ựa chọn cách thức hành động không phải là các chuẩn mực đ ạo lý xã hội, mà là “tính hiệu quả”, “việc làm, tiền lương”, “sự ph ối h ợp nh ịp nhàng đồng bộ và năng suất”, hay “lợi nhuận tối đa” thì nh ững v ấn đề này sẽ mang tính chất kinh tế, nhân lực, kỹ thuật hay tài chính. 1.2.2. Nguồn gốc của vấn đề đạo đức kinh doanh  Như đã trình bày, bản chất của vấn đề đạo đức là sự mâu thuẫn hay tự – mâu thuẫn.  Về cơ bản, mâu thuẫn có thể xuất hiện trên các khía cạnh khác nhau như triết lý hành động, mối quan hệ quyền lực trong cơ cấu tổ chức, sự phối hợp trong các hoạt động tác nghiệp hay phân phối lợi ích, ở các lĩnh vực như marketing, điều kiện lao động, nhân lực, tài chính hay quản lý.  Mâu thuẫn có thể xuất hiện trong mỗi con người (tự mâu thuẫn), giữa những người hữu quan bên trong như chủ sở hữu, người quản lý, người lao động, hay với những người hữu quan bên ngoài như với khách hàng, đối tác - đối thủ hay cộng đồng, xã hội.  Trong nhiều trường hợp, chính phủ trở thành một đối tượng hữu quan bên ngoài đầy quyền lực. 1. Các khía cạnh của mâu thuẫn.  Mâu thuẫn về triết lý.  Mâu thuẫn về quyền lực.  Mâu thuẫn trong sự phối hợp.  Mâu thuẫn về lợi ích. 2. Các lĩnh vực có mâu thuẫn. -Marketing. -Ph ương ti ện k ỹ thu ật. -Nhân lực. -K ế toán, tài chính. -Quản lý. -Ch ủ s ở h ữu. -Người lao động. -Khách hàng. -Ngành. -C ộng đ ồng. - Chính phủ. 1.3 CÁC CHUẨN MỰC CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 1.3.1. Chuẩn mực trong kinh tế - xã hội 1. Nghĩa vụ về kinh tế.  Nghĩa vụ về kinh tế trong trách nhiệm xã hội của m ột doanh nghiệp quan tâm đến cách thức phân bổ trong h ệ thống xã hội, các nguồn lực được sử dụng để làm ra sản phẩm dịch vụ..  Đối với người tiêu dùng và người lao động, nghĩa vụ kinh tế của một doanh nghiệp là cung cấp hàng hóa và dịch vụ, tạo công ăn việc làm với mức thù lao tương xứng.  Đối với những chủ tài sản, nghĩa vụ kinh tế của một doanh nghiệp là bảo tồn và phát triển các giá trị và tài sản được ủy thác.  Nghĩa vụ kinh tế còn có thể được thực hiện một cách gián tiếp thông qua cạnh tranh.  Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế của các doanh nghiệp thường được thể chế hóa thành các nghĩa vụ pháp lý. 2. Nghĩa vụ về pháp lý  Các nghĩa vụ pháp lý trong trách nhiệm xã hội đòi hỏi doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định của luật pháp như một yêu cầu tối thiểu trong hành vi xã h ội của một doanh nghiệp hay cá nhân.  Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong các bộ luật dân sự và hình sự.  Về cơ bản, những nghĩa vụ pháp lý được quy định trong luật pháp liên quan đến năm khía cạnh (i) điều tiết cạnh tranh, (ii) bảo vệ người tiêu dùng, (iii) bảo vệ môi trường, (iv) an toàn và bình đẳng, và (v) khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái. 3. Nghĩa vụ về đạo đức  Nghĩa vụ về đạo đức trong trách nhiệm xã hội liên quan đến những hành vi hay hành động được các thành viên tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi hay không mong đợi nhưng không được thể chế hóa thành luật.  Nghĩa vụ đạo đức trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện thông qua các tiêu chuẩn, chuẩn mực, hay kỳ vọng phản ánh mối quan tâm của các đối tượng hữu quan chủ yếu như người tiêu dùng, người lao động ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: