Bài giảng Đầu tư quốc tế: Phần 1 - TS. Nguyễn Thị Thuý Hằng
Số trang: 69
Loại file: pdf
Dung lượng: 624.79 KB
Lượt xem: 25
Lượt tải: 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài giảng "Đầu tư quốc tế: Phần 1" trình bày các nội dung chính sau đây: Tổng quan về đầu tư quốc tế; Các hình thức cơ bản của đầu tư quốc tế; Vai trò của đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ đối với sự phát triển kinh tế thế giới;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Đầu tư quốc tế: Phần 1 - TS. Nguyễn Thị Thuý Hằng ĐẠI HỌC HUÊ ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂNBài giảng: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Thuý Hằng Huế, 09/2023 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ1.1. Đầu tư1.1.1. Khái niệm về đầu tư Nhà kinh tế học P.A. Samuelson cho rằng: “Đầu tư là hoạt động tạo ra vốn tư bản thực sự,theo các dạng nhà ở, đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp như máy móc, thiết bị và nhà xưởngvà tăng thêm hàng tồn kho. Đầu tư cũng có thể dưới dạng vô hình như giáo dục, nâng cao chất lượngnguồn lực, nghiên cứu, phát minh...”. Nhà kinh tế học John M. Keynes cho rằng: “Đầu tư là hoạt động mua sắm tài sản cố định để tiếnhành sản xuất hoặc có thể là mua tài sản chính để thu lợi nhuận”. “Khi một người mua hay đầu tư mộttài sản, người đó mua quyền để được hưởng các khoản lợi ích trong tương lai mà người đó hi vọng cóđược qua việc bán sản phẩm mà tài sản đó tạo ra”. Quan niệm này đã nói lên kết quả của đầu tư vềhình thái vật chất là tăng thêm tài sản cố định, tạo ra tài sản mới về mặt giá trị. Theo lĩnh vực kinh tế, đầu tư là sự bỏ vốn vào hoạt động kinh tế nhằm mục đích tạo ra sản phẩmcho xã hội và sinh lợi (cho chủ đầu tư). Xét một cách đầy đủ hơn, hoạt động đầu tư (gọi tắt là đầu tư) là quá trình sử dụng các nguồnlực tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc giántiếp tái sản xuất giản đơn, tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung,các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ của ngành, cơ quan quản lý và xã hội nói riêng. Người bỏ vốn đầu tư được gọi là nhà đầu tư hay chủ đầu tư. Đối tượng được bỏ vốn đầu tưthuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư. Vốn đầu tư được thể hiện dưới các dạng: + Các loại tiền tệ (ngoại tệ, nội tệ, vàng – bạc, đá quý). + Các loại tài sản khác như: tài sản hữu hình (nhà xưởng, tư liệu sản xuất, tài nguyên khoángsản, đất đai...) hoặc các tài sản vô hình (quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, dịch vụ, thươnghiệu...). Nếu xét theo phạm vi quốc gia, có 2 loại: + Đầu tư trong nước + Đầu tư nước ngoài (đầu tư quốc tế) 21.1.2. Đặc trưng của hoạt động đầu tư Các đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư bao gồm: - Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn nên quyết định đầu tư thường là quyết định tài chính. Vốn được hiểu như là các nguồn lực sinh lợi. Dưới các hình thức khác nhau nhưng vốn có thểxác định dưới hình thức tiền tệ. Vì vậy, các quyết định đầu tư thường được xem xét trên phương diệntài chính (khả năng sinh lời, tổn phí, có khả năng thu hồi được hay không…). Trên thực tế, các quyếtđịnh đầu tư cân nhắc bởi sự hạn chế của ngân sách nhà nước, địa phương, cá nhân và được xem xéttừ các khía cạnh tài chính nói trên. Nhiều dự án có khả thi ở các phương diện khác (kinh tế – xã hội)nhưng không khả thi về phương diện tài chính vì thế cũng không thể thực hiện được trên thực tế. - Hoạt động đầu tư là hoạt động có tính chất lâu dài. Khác với các hoạt động thương mại, các hoạt động chi tiêu tài chính khác, đầu tư luôn là hoạtđộng có tính chất lâu dài. Do đó, mọi sự trù liệu đều là dự tính và chịu một xác suất biến đổi nhất địnhdo nhiều nhân tố biến đổi tác động. Chính điều này là một trong những vấn đề then chốt phải tính đếntrong nội dung phân tích, đánh giá của quá trình thẩm định dự án. - Hoạt động đầu tư là một trong những hoạt động luôn cần có sự cân nhắc giữa lợi ích trướcmắt và lợi ích trong tương lai. Đầu tư về một phương diện nào đó là sự hy sinh lợi ích hiện tại để đánh đổi lấy lợi ích trongtương lai. Vì vậy, luôn có sự so sánh cân nhắc giữa hai loại lợi ích này và nhà đầu tư chỉ chấp nhậntrong điều kiện lợi ích thu được trong tương lai lớn hơn lợi ích hiện này họ phải hy sinh - đó là chi phícơ hội của nhà đầu tư. - Hoạt động đầu tư chứa đựng nhiều rủi ro. Các đặc trưng nói trên đã cho ta thấy đầu tư là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro do chịuxác suất nhất định của yếu tố kinh tế – chính trị – xã hội – tài nguyên thiên nhiên…Bản chất của sựđánh đổi lợi ích và lại thực hiện trong một thời gian dài không cho phép nhà đầu tư lường hết nhữngthay đổi có thể xảy ra trong quá trình thực hiện đầu tư so với dự tính. Tuy nhiên, nhận thức rõ điềunày nên nhà đầu tư cũng có những cách thức, biện pháp để ngăn ngừa hay hạn chế để khả năng rủi rolà ít nhất. Những đặc trưng nói trên cũng đặt ra cho người phân tích, đánh giá dự án chẳng những quantâm về mặt nội dung xem xét mà còn tìm các phương pháp, cách thức đo lường, đánh giá để có nhữngkết luận giúp cho việc lựa chọn và ra quyết định đầu tư một cách có căn cứ.1.1.3. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Đầu tư quốc tế: Phần 1 - TS. Nguyễn Thị Thuý Hằng ĐẠI HỌC HUÊ ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂNBài giảng: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Thuý Hằng Huế, 09/2023 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ1.1. Đầu tư1.1.1. Khái niệm về đầu tư Nhà kinh tế học P.A. Samuelson cho rằng: “Đầu tư là hoạt động tạo ra vốn tư bản thực sự,theo các dạng nhà ở, đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp như máy móc, thiết bị và nhà xưởngvà tăng thêm hàng tồn kho. Đầu tư cũng có thể dưới dạng vô hình như giáo dục, nâng cao chất lượngnguồn lực, nghiên cứu, phát minh...”. Nhà kinh tế học John M. Keynes cho rằng: “Đầu tư là hoạt động mua sắm tài sản cố định để tiếnhành sản xuất hoặc có thể là mua tài sản chính để thu lợi nhuận”. “Khi một người mua hay đầu tư mộttài sản, người đó mua quyền để được hưởng các khoản lợi ích trong tương lai mà người đó hi vọng cóđược qua việc bán sản phẩm mà tài sản đó tạo ra”. Quan niệm này đã nói lên kết quả của đầu tư vềhình thái vật chất là tăng thêm tài sản cố định, tạo ra tài sản mới về mặt giá trị. Theo lĩnh vực kinh tế, đầu tư là sự bỏ vốn vào hoạt động kinh tế nhằm mục đích tạo ra sản phẩmcho xã hội và sinh lợi (cho chủ đầu tư). Xét một cách đầy đủ hơn, hoạt động đầu tư (gọi tắt là đầu tư) là quá trình sử dụng các nguồnlực tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc giántiếp tái sản xuất giản đơn, tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung,các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ của ngành, cơ quan quản lý và xã hội nói riêng. Người bỏ vốn đầu tư được gọi là nhà đầu tư hay chủ đầu tư. Đối tượng được bỏ vốn đầu tưthuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư. Vốn đầu tư được thể hiện dưới các dạng: + Các loại tiền tệ (ngoại tệ, nội tệ, vàng – bạc, đá quý). + Các loại tài sản khác như: tài sản hữu hình (nhà xưởng, tư liệu sản xuất, tài nguyên khoángsản, đất đai...) hoặc các tài sản vô hình (quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, dịch vụ, thươnghiệu...). Nếu xét theo phạm vi quốc gia, có 2 loại: + Đầu tư trong nước + Đầu tư nước ngoài (đầu tư quốc tế) 21.1.2. Đặc trưng của hoạt động đầu tư Các đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư bao gồm: - Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn nên quyết định đầu tư thường là quyết định tài chính. Vốn được hiểu như là các nguồn lực sinh lợi. Dưới các hình thức khác nhau nhưng vốn có thểxác định dưới hình thức tiền tệ. Vì vậy, các quyết định đầu tư thường được xem xét trên phương diệntài chính (khả năng sinh lời, tổn phí, có khả năng thu hồi được hay không…). Trên thực tế, các quyếtđịnh đầu tư cân nhắc bởi sự hạn chế của ngân sách nhà nước, địa phương, cá nhân và được xem xéttừ các khía cạnh tài chính nói trên. Nhiều dự án có khả thi ở các phương diện khác (kinh tế – xã hội)nhưng không khả thi về phương diện tài chính vì thế cũng không thể thực hiện được trên thực tế. - Hoạt động đầu tư là hoạt động có tính chất lâu dài. Khác với các hoạt động thương mại, các hoạt động chi tiêu tài chính khác, đầu tư luôn là hoạtđộng có tính chất lâu dài. Do đó, mọi sự trù liệu đều là dự tính và chịu một xác suất biến đổi nhất địnhdo nhiều nhân tố biến đổi tác động. Chính điều này là một trong những vấn đề then chốt phải tính đếntrong nội dung phân tích, đánh giá của quá trình thẩm định dự án. - Hoạt động đầu tư là một trong những hoạt động luôn cần có sự cân nhắc giữa lợi ích trướcmắt và lợi ích trong tương lai. Đầu tư về một phương diện nào đó là sự hy sinh lợi ích hiện tại để đánh đổi lấy lợi ích trongtương lai. Vì vậy, luôn có sự so sánh cân nhắc giữa hai loại lợi ích này và nhà đầu tư chỉ chấp nhậntrong điều kiện lợi ích thu được trong tương lai lớn hơn lợi ích hiện này họ phải hy sinh - đó là chi phícơ hội của nhà đầu tư. - Hoạt động đầu tư chứa đựng nhiều rủi ro. Các đặc trưng nói trên đã cho ta thấy đầu tư là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro do chịuxác suất nhất định của yếu tố kinh tế – chính trị – xã hội – tài nguyên thiên nhiên…Bản chất của sựđánh đổi lợi ích và lại thực hiện trong một thời gian dài không cho phép nhà đầu tư lường hết nhữngthay đổi có thể xảy ra trong quá trình thực hiện đầu tư so với dự tính. Tuy nhiên, nhận thức rõ điềunày nên nhà đầu tư cũng có những cách thức, biện pháp để ngăn ngừa hay hạn chế để khả năng rủi rolà ít nhất. Những đặc trưng nói trên cũng đặt ra cho người phân tích, đánh giá dự án chẳng những quantâm về mặt nội dung xem xét mà còn tìm các phương pháp, cách thức đo lường, đánh giá để có nhữngkết luận giúp cho việc lựa chọn và ra quyết định đầu tư một cách có căn cứ.1.1.3. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Đầu tư quốc tế Đầu tư quốc tế Các hình thức của đầu tư quốc tế Chuyển giao công nghệ Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Đầu tư gián tiếp nước ngoài FII Các hình thức đầu tư quốc tế thay thếGợi ý tài liệu liên quan:
-
59 trang 341 0 0
-
Giáo trình Đầu tư quốc tế: Phần 2
225 trang 239 4 0 -
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 0: Giới thiệu học phần
6 trang 167 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tiếng Anh nhìn từ góc độ giảng viên
6 trang 144 0 0 -
Bài giảng Đầu tư quốc tế: Chương 3 - ThS. Phạm Thành Hiền Thục
11 trang 143 0 0 -
Tiểu luận môn Đầu tư quốc tế: Một số vấn đề tranh chấp trong phương thức thuê tàu chuyến
45 trang 127 0 0 -
Giáo trình môn Kinh tế quốc tế - Đỗ Đức Bình
282 trang 110 0 0 -
Tiểu luận: Đầu tư quốc tế gián tiếp, thực trạng và giải pháp
53 trang 86 0 0 -
Thuyết trình: Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam
48 trang 78 0 0 -
Giáo trình Đầu tư quốc tế: Phần 1
171 trang 72 6 0