Chương I thuộc Bài giảng Địa chất công trình và môi trường (dùng cho sinh viên các ngành kỹ thuật công trình và công nghệ kỹ thuật xây dựng) sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các kiến thức về Đá macma, Quá trình biến chất và đá biến chất, Đá trầm tích, Địa tầng học và sự phân lớp đất đá, Cấu tạo địa chất,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Địa chất công trình và môi trường - Chương I: Địa chất đại cương (ĐH Thủy lợi) TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI VIỆT NAM BỘ MÔN ĐỊA KỸ THUẬT -----------***------------- BÀI GIẢNG ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ MÔI TRƯỜNG (DÙNG CHO SINH VIÊN CÁC NGÀNH KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH VÀ CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT XÂY DỰNG) HÀ NỘI 12/2008 1 Chương I: Địa chất đại cương 1.1 Đá macma Theo nguồn gốc, đá trong tự nhiên được phân chia thành ba nhóm: macma, trầm tích và biến chất – Đá macma là loại đá có lượng nhiều nhất trong lớp vỏ trái đất (bảng 1.1). Đá macma được hình thành do sự đông cứng của dòng dung dịch macma nóng chảy. Dung dịch macma có thể hình thành trong lớp vỏ hoặc phần trên quyển manti của trái đất. Chúng bao gồm các hỗn hợp nóng chảy của một số pha lỏng, nhưng phổ biến nhất là pha silicat phức tạp. Do đó, đá macma tạo thành chủ yếu từ các khoáng vật silicat. Hơn thế nữa, 6 lớp khoáng vật silicat là: Olivin (Mg,Fe)2Si04, piroxen (ví dụ như augit (Ca,Mg,Fe+2,Fe+3,Ti,Al)2(Si,Al)2O6), amphibol (ví dụ như hocblend (Ca,Na,K)2- +2 +3 3(Mg,Fe ,Fe AI)5Si6(Si,Al)2O22(OH,F)2), mica (ví dụ như biotit K2(Mg,Fe+2)6- +3 4(Fe ,Al,Ti)0-2(Si6-5Al2-3O20)O0-2(OH,F)4-2), muscovit K2Al4(Si6Al2O20)(OH,F)4), fenspat (ví dụ như octoclaz KAlSi3O8, albet NaAlSi3O8 và anotit CaAl2Si2O8) và các khoáng vật silic (ví dụ như thạch anh SiO2), các thành phần trên được định lượng theo các hợp phần quan trọng nhất. Hình 1.1 cho thấy hàm lượng tương đối của các loại khoáng vật này trong các loại đá macma phổ biến nhất. Đá macma có thể phân thành đá macma xâm nhập và macma phun trào tùy thuộc vào điều kiện thành tạo. Đá macma xâm nhập được kết tinh phía trong vỏ trái đất, trong khi đá macma phun trào được đông cứng phía trên bề mặt trái đất từ dung nham macma của núi lửa. Các khối đá macma xâm nhập được phân chia tiếp thành khối lớn và khối nhỏ dựa trên kích thước của chúng. Khối lớn được hình thành ở sâu trong lòng đất, khối nhỏ hình thành ở gần mặt đất. Hầu như các đá macma xâm nhập sâu là granit – granodiorit, trong khi đó bazan là loại đá macma phun trào chủ yếu. Hình 1.1. Hàm lượng tương đối của các khoáng vật các loại đá macma thường gặp (trong ngoặc là đá phun trào) 2 Bảng 1.1: Phân loại đá theo Hiệp hội Địa chất công trình Quốc tế Nguồn Hóa học/hữu Trầm tích vụn cơ học Vụn núi lửa gốc/Nhóm cơ Cấu tạo thường gặp Phân lớp Có ít nhất 50% Các mảnh vụn đá, thạch anh, fenspat và các khoáng Có ít nhất 50% các các hạt nhỏ có Thành phần vật sét hạt là cácbonat* nguồn gốc từ đá macma Các hạt là mảnh vụn đá Đá muối: Hạt Cuội Hạt tròn cạnh: Các hòn mảnh nhẵn cạnh: Cuội kết Cuội Halit, rất thô tảng Cuội kết núi lửa Vụn thô Sỏi kết Anhydrit 60 cacbonat chứa Hạt sắc Hạt Sỏi vôi ...