Danh mục

Bài giảng Địa chính - Chuyên đề 5: Quản lý và bảo vệ môi trường đô thị

Số trang: 48      Loại file: pdf      Dung lượng: 526.05 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chuyên đề 5 trình bày bày về công tác quản lý và bảo vệ môi trường đô thị. Trong chương này gồm có các nội dung cơ bản như: Khái quát chung về quản lý và bảo vệ môi trường đô thị, công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại phường, thị trấn;...Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt chi tiết bài học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Địa chính - Chuyên đề 5: Quản lý và bảo vệ môi trường đô thị Chuyên đề 5: QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ1. Khái quát chung về quản lý và bảo vệ môi trường đô thị1.1. Đô thị và bảo vệ môi trường1.1.1. Đô thị Theo Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 được Quốc hội nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 17 tháng6 năm 2009. Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủyếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị,hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự pháttriển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, baogồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn. Đô thị mới là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai theo định hướngquy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, được đầu tư xây dựng từng bướcđạt các tiêu chí của đô thị theo quy định của pháp luật. Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mớiđồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở. Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệthống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lậpmôi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thôngqua đồ án quy hoạch đô thị.1.1.2. Các vấn đề môi trường đô thị Hệ thống đô thị Việt Nam thực sự là hạt nhân của quá trình phát triển kinhtế - xã hội. Tuy nhiên, quá trình này cũng đã có tác động không nhỏ tới môitrường. Tài nguyên đất đô thị đang bị khai thác triệt để để xây dựng các côngtrình, làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước, gây ra úng ngập. Nhu cầu nướcphục vụ sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất ở đô thị ngày càng tăng làm suy giảm nguồntài nguyên nước. Các vấn đề về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, như hệ thống thoátnước, thu gom và xử lý rác, xử lý nước thải, giảm ô nhiễm không khí và tiếngồn… chưa được chú ý đúng mức. Một số vấn đề môi trường bức xúc trong quátrình đô thị hóa ở nước ta gồm:* Gia tăng dân số đô thị và sự di dân từ nông thôn vào đô thị Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dân số nước tahiện đứng thứ 13 trên thế giới, xấp xỉ 87 triệu người. Dân số Việt Nam tiếp tụctăng, với mức tăng hơn 1 triệu người/năm, tương đương với dân số của một tỉnhtrung bình. Dân số đô thị hiện là 27 triệu và đang tiếp tục tăng theo mức tăngdân số cả nước. 5 tỉnh/thành phố có số dân đông nhất là thành phố Hồ Chí Minh,Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An và Đồng Nai. Bắc Kạn là tỉnh có dân số thấp nhấtcả nước. 187 Tỷ lệ tăng dân số ở khu vực thành thị vẫn ở mức cao. Dân số ở thành thịhiện chiếm 29,6% tổng dân số cả nước, tăng bình quân 3,4%/năm; trong khi tỷlệ tăng dân số ở khu vực nông thôn chỉ là 0,4%/năm. Theo dự báo của Bộ Xâydựng, đến năm 2015, dân số đô thị cả nước khoảng 35 triệu người, chiếm 38%dân số và năm 2025 khoảng 52 triệu người, chiếm 50% tổng dân số cả nước. Sự quá tải dân số đô thị đang gây ra những hệ lụy không mong muốn trongtất cả các lĩnh vực của cuộc sống: Ùn tắc giao thông, ô nhiễm không khí, tiếngồn, vi phạm trật tự xã hội, bệnh viện, trường học quá tải... biểu hiện rõ nhất là tạithành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Với hơn 7 triệu dân, gần 4 triệu xe máy, hơnnửa triệu ô tô tại thành phố Hồ Chí Minh; Hà Nội cũng gần 7 triệu dân, hơn 3triệu xe máy và gần nửa triệu xe hơi mà diện tích đất đô thị dành cho giao thôngchỉ vỏn vẹn 6%, trong khi yêu cầu cần tới 20 - 25%. Đồng nghĩa, hai thành phốđông dân nhất cả nước đều rơi vào tình trạng quá tải (Bộ Giao thông vận tải -2012). Rất nhiều biện pháp hạn chế nhập cư vào các đô thị lớn đã được đưa ra,trong đó đa phần là biện pháp hành chính. Tuy nhiên, các biện pháp hành chínhkhắt khe nhằm hạn chế di dân tự do vào các thành phố lớn không những khôngcó hiệu quả mà còn phát sinh các hệ lụy khác như vấn đề giáo dục, an sinh xãhội, mất trật tự an toàn xã hội, tội phạm, ô nhiễm môi trường...* Vấn đề nhà ở đô thị Trong những năm gần đây, nhà nước đã rất quan tâm đến vấn đề nhà ở, đầutư nhiều tỷ đồng cho xây dựng nhà ở mới tại các đô thị và khu công nghiệp. Tuynhiên, tình hình nhà ở đô thị vẫn khó khăn đối với người dân có thu nhập thấp.Nếu không có những giải pháp hiệu quả thì sự tác động của nhà ở sẽ ảnh hưởngtrực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sự phát triển đô thị nóiriêng. Một tồn tại khác trong vấn đề nhà ở đô thị là sự tồn tại của các khu nhà ởkhông chính thức và một biến thái của nó là các “xóm liều”, “xóm bụi”. Điềunày dẫn đến môi trường trong các khu dân cư này bị ô nhiễm nghiêm trọng vàcó thể coi đây là các khu nhà “ổ chuột” đô thị. Hầu hết ở các đô thị hiện nay đều xảy ra tình trạng thiếu nhà ở. Đặc biệt làdân nghèo đô thị và những người mới nhập cư vào thành ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: