Danh mục

Bài giảng Điều dưỡng cơ bản: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)

Số trang: 94      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.39 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Điều dưỡng cơ bản tiếp tục cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản về: các kỹ thuật cho ăn và chăm sóc bài tiết; các kỹ thuật vệ sinh cá nhân; rửa tay - mặc áo choàng mổ – đi găng tay; theo dõi dấu hiệu sinh tồn; tiêm truyền tĩnh mạch;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Điều dưỡng cơ bản: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017) Điều Dưỡng Cơ Bản CÁC KỸ THUẬT CHO ĂN VÀ CHĂM SÓC BÀI TIẾT GIỚI THIỆU TOÀN CHƯƠNGDanh sách các kỹ năng trong chương1. Hỗ trợ cho người bệnh ăn2. Đặt ống thông dạ dày3. Sử dụng bô vịt, bô dẹt4. Đặt ống thông vào trực tràng5. Thụt tháo6. Thông tiểu nữ7. Thông tiểu nam8. Dẫn lưu nước tiểu liên tục9. Rửa bàng quang10. Rửa bàng quang liên tục11. Ghi chép, theo dõi lượng dịch vào raMục tiêu chung toàn chương1. Hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh2. Hỗ trợ sự bài tiết cho người bệnh3. Thực hiện được các kỹ năng hỗ trợ dinh dưỡng như cho người bệnh ăn quamiệng, đặt ống thông dạ dày, nuôi ăn qua ống thông một cách an toàn và hiệuquả.4. Thực hiện được các kỹ năng sử dụng các dụng cụ bô vịt và bô dẹt an toàn.5. Thực hiện được kỹ năng đặt ống thông trực tràng một cách an toàn.6. Thực hiện được các kỹ năng hỗ trợ bài tiết như thụt tháo, đặt thông tiểu chongười bệnh nam, nữ, dẫn lưu nước tiểu liên tục và rửa bàng quang một cách antoàn và hiệu quả.7. Nhận thức được tầm quan trọng của sự dinh dưỡng trong điều trị.8. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện các kỹ năng hỗ trợ bàitiết cho người bệnh.1. HỖ TRỢ CHO NGƯỜI BỆNH ĂN1.1. Giới thiệu kỹ năngDinh dưỡng là một nhu cầu cơ bản của mỗi người, nhưng đối với người bệnh doảnh hưởng của bệnh tật nên thường cảm thấy ăn không ngon miệng nhất lànhững người bệnh trong giai đoạn ủ bệnh và toàn phát bệnh, không những vậymột số bệnh lý còn đòi hỏi sự tiết chế trong chế độ ăn, ví dụ như bệnh thận thìkhông được ăn mặn hay bệnh đái tháo đường thì lại hạn chế đường tối đa trongthức ăn v.v... những yếu tố trên càng làm cho người bệnh cảm thấy ăn khôngngon miệng hơn, và chúng ta cũng đã biết vai trò của dinh dưỡng cũng quantrọng như thuốc dùng trong việc điều trị, giúp người bệnh mau chóng bình phục.Do vậy, vai trò của người điều dưỡng rất quan trọng trong việc hỗ trợ cho ngườibệnh ăn.1. 2. Mục tiêu kỹ năng- Thực hiện được việc trình bày mâm ăn gọn gàng đẹp mắt và dễ sử dụng. 69 Điều Dưỡng Cơ Bản- Chuẩn bị được vùng phụ cận được tiện nghi, sạch sẽ trước khi cho người bệnhăn.- Giúp người bệnh ăn hết suất được dễ dàng, ngon miệng, với tinh thần vui vẻthoải mái.- Giao tiếp được với người bệnh một cách thân mật, quan tâm và chia sẻ.- Y thức được tầm quan trọng của vai trò dinh dưỡng trong việc điều trị chongười bệnh.1. 3. Lý thuyết liên quan đến kỹ năngTrong cơ thể con người có hai quá trình trái ngược nhau, luôn luôn gắn bó và kếthợp chặt chẽ với nhau đó là quá trình đồng hoá và quá trình dị hóa. Muốn thựchiện phản ứng này cần phải có năng lượng.Quá trình dị hoá là quá trình bao gồm các phản ứng thoái hoá của các chất hữucơ thành những sản phẩm trung gian, thải những chất cặn bã (C02, H20, urêv.v...) mà cơ thể không cần nữa ra ngoài. Ở trẻ nhỏ quá trình đồng hoá mạnhhơn quá trình dị hoá, ở tuổi trưởng thành nếu ăn uống quá mức thì làm cho trọnglượng cơ thể tăng lên, chất dư thừa được dự trữ trong cơ thể dưới dạng mỡ.Ở người bệnh thì quá trình dị hoá tăng do cần phải tiêu hao năng lượng do bệnhlý như sốt v.v..., do vậy nếu dinh dưỡng không đủ cơ thể sẽ sử dụng protid,glucid dự trữ để tạo ra năng lượng, người bệnh sẽ sụt cân và khả năng chống lạibệnh tật kém. Do đó sự dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể đặc biệt là cho ngườibệnh.Việc dinh dưỡng hợp lý là phải cung cấp đầy đủ cho cơ thể những thực phẩmcần thiết cho sự sống, thực phẩm phải đáp ứng được ba yêu cầu: + Cung cấp đủ nguyên liệu tạo ra năng lượng cho quá trình dị hoá + Cung cấp đủ nguyên liệu để xây dựng và bảo tồn mô + Cung cấp những chất cần thiết để điều hoà quá trình sinh hoá trong cơ thể.Thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày bao gồm: đường, tinh bột, đạm, chất béo,nước, vitamin, khoáng chất và chất xơ. + Đường, tinh bột, đạm, mỡ là những chất sinh năng lượng còn gọi là chất hữucơ. + Vitamin, nước, muối khoáng là những chất không sinh năng lượng nhưng nócó nhiệm vụ đệm trong các phản ứng hoá học của cơ thể, tham gia vào cấu trúccủa các mô, điều hoà thần kinh và thể dịch... và được gọi là chất vô cơ + Chất xơ là chất không sinh năng lượng nhưng nó có nhiệm vụ làm tăng thểtích phân và giúp việc bài tiết chất bã qua đường tiêu hoá dễ dàng.Nhu cầu dinh dưỡng bao gồm nhu cầu về năng lượng và nhu cầu về chất:+ Nhu cầu về năng lượng hằng ngày bao gồm nhu cầu năng lượng cho chuyểnhoá cơ bản và nhu cầu năng lượng cần thiết cho những hoạt động của cơ thể,nhu cầu năng lượng hằng ngày tuỳ thuộc vào từng người, từng giai đoạn pháttriển, bệnh lý và tuỳ theo mức độ hoạt động của mỗi người.+ Nhu cầu về chất bao gồm: đạm (protid), mỡ (lipid), đường, bột (glucid), nước,chất khoáng: Mg, Fe, Na, K, Ca v.v..., chất xơ.Một chế độ ăn đầy đủ là nó cung cấp một sự cân ...

Tài liệu được xem nhiều: