Danh mục

Bài giảng Đồ họa kỹ thuật trên máy tính

Số trang: 125      Loại file: doc      Dung lượng: 4.28 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng 'Đồ họa kỹ thuật trên máy tính' có kết cấu gồm 16 bài, giới thiệu đến các bạn các lệnh vẽ cơ bản, các phương pháp chọn lựa đối tượng, dời và quay hệ toạ độ, các phương thức truy bắt chính xác điểm,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Đồ họa kỹ thuật trên máy tính Bài giảng Đồ họa kỹ thuật trên máy tính Bài 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Giới thiệu về AUTOCAD  ­ Auto CAD là chữ  viết tắt của  Automatic  Computer  Aided  Design (hoặc  Automatic  Computer Aided Drafting), nghĩa là thiết kế và vẽ với sự trợ giúp của máy vi tính. ­ Auto CAD là phần mềm của hãng Auto Desk để  thiết kế  các bản vẽ  xây dựng, cơ  khí, kiến trúc, điện... Nó có thể vẽ được các bản vẽ 2 chiều, 3 chiều và tô bóng vật thể. ­ Phần mềm Auto CAD được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 11/1982 và đến tháng  12/1982 công bố phiên bản đầu tiên (Release 1). Tháng 4/2003 AutoCAD 2004 ra đời chạy trên  các môi trường của Windows 2000, 98, NT, XP, Win 7…. Nó là một trong những phần mềm   sử dụng cho máy tính cá nhân. 1.1.1. Khởi động AutoCAD Sau khi cài đặt AutoCAD, để khởi động ta chọn  biểu tượng trên hình 1.1 và nhấp hai lần phím trái của  chuột. Nếu không có biểu tượng này ta vào  Programs  và chọn AutoCAD 2004. 1.1.2. Màn hình Auto CAD ­ Title bar: Thanh tiêu đề: Tên của chương trình đang mở.  ­ Menu bar: Thanh danh mục: Nằm ở phía trên màn hình (bên dưới thanh tiêu đề), đó là   các danh mục kéo xuống. Có 12 tiêu đề, mỗi tiêu đề chứa một nhóm lệnh. Đó là các nhóm lệnh:  File (các lệnh  về tệp); Edit (soạn thảo); View (quan sát); Insert (chèn); Format (định dạng); Tools (công cụ);  Draw (vẽ); Dimension (ghi kích thước); Modify (hiệu chỉnh); Express (các hiệu chỉnh cao cấp),  Window (các phương pháp sắp xếp các file bản vẽ đang mở) và Help (trợ giúp). ­ Graphic Area (màn hình đồ họa): Là vùng thể hiện bản vẽ (hình 1.2). ­ Mầu của màn hình chọn từ Tools/Options/Display/Color . . . 1 Bài giảng Đồ họa kỹ thuật trên máy tính Draw toolbar Menu bar User coordinate System (UCS) Icon drawing Modify Crosshairs are a toolbar cursor Scroll bar Model Coman and Status bar d Layout Hình 1.2. Màn hình AutoCAD2004. ­ Cross hair: Hai sợi tóc theo phương trục X và trục Y giao nhau tại một điểm. Tọa độ  của điểm giao nhau hiện lên ở góc trái bên dưới màn hình. Chiều dài của hai sợi tóc chọn từ  Tools/Options/Crosshair size (mặc định bằng 7% kích thước màn hình). ­ Cursor: Con chạy, độ  lớn của con chạy được quy định bởi biến  Pick box hoặc định  từ  Tools/Options/Selection/Pickbox Size. ­  UCS icon: Biểu tượng của hệ  tọa độ, nằm  ở  góc trái phía dưới màn hình. Biểu   tượng được tắt mở bằng lệnh UCSicon.                           ­ Status bar: Dòng trạng thái, nằm ở phía dưới vùng đồ họa, hiển thị các trạng thái của  Auto CAD (Snap, Grid,... ). Ta có thể tắt hoặc mở các trạng thái này bằng cách kích đúp chuột   vào tên của nó hoặc đánh lệnh từ bàn phím hay sử dụng các phím chọn. Trên thanh trạng thái có tọa độ của con chạy. Khi đang thực hiện lệnh của Auto CAD,   ta có thể dùng nút F6 để bật tắt tọa độ tương đối của con chạy. ­  Command line: Dòng lệnh, là nơi nhập lệnh hoặc hiển thị  các dòng nhắc nhở  của  Acad   Còn gọi là dòng nhắc (Prompt line). * Số lượng của dòng lệnh có thể định bằng 2 cách:    + Dùng mũi tên hai chiều kéo lên hoặc xuống để thay đổi độ lớn dòng lệnh.    + Chọn Tools/Option/Display/Text lines in command line window: Số lượng dòng lệnh  (mặc định là 3). 2 Bài giảng Đồ họa kỹ thuật trên máy tính ­ Screen­men: Danh mục màn hình: Nằm bên phải vùng đồ họa.  Tắt mở bằng Tools/Option/Display/Display screen menu.  ­ Toolbar: Các thanh công cụ (các Toolbars), mỗi thanh chứa nhiều nút lệnh. Ta có thể  tắt mở các Toolbar bằng lệnh Toolbar đánh từ bàn phím hoặc từ View/ Toolbar... ­ Scroll bar: Thanh cuốn dọc và ngang.  Điều khiển sự ẩn hiện bằng Tools/Option/Display/Display scroll bars in drawing window  (mặc định là ON). 1.1.3. Các phím chọn trong Auto CAD ­ Phím F1 : Lệnh Help. ­ Phím F2 : Chuyển đổi giữa màn hình text và màn hình graphic. ­ Phím F3: Tắt mở chế độ truy bắt điểm thường trú (Running OSnap) ­ Phím F5: Chuyển từ mặt trục đo này sang mặt trục đo khác. ­ Phím F6: Bật/Tắt tọa độ con chạy. ­ Phím F7: Bật/Tắt lưới Grid. ­ Phím F8: Bật /Tắt chế độ vẽ đường vuông góc. ­ Phím F9: Bật/Tắt chế độ Snap (Bước nhẩy của con chạy). ­ Phím F10: Bật/Tắt Polar tracking. ­ Phím F11: Bật/Tắt Object Snap Tracking. ­ Nút trái chuột: Chọn một điểm trên màn hình, chọn đối tượng hoặc chọn lệnh từ các   danh mục hoặc từ các nút lệnh (icon ­ biểu tượng). ­ Nút phải chuột: Xuất hiện shortcut menu. ­ Shift + Nút phải chuột: Danh sách các phương thức truy bắt điểm. ­ Phím Enter, Thanh cách (Spacebar): Kết thúc lệnh, kết thúc việc nhập dữ liệu hoặc  làm xuất hiện các shortcut menu. ­ Phím Esc: Huỷ bỏ lệnh. ­Phím mũi tên    : Gọi lại các lệnh được thực hiện trước hoặc sau. 1.1.4. Thoát khỏi Auto CAD  * Để thoát khỏi Auto CAD, ta dùng các lệnh Quit,  Exit. Khi thực hiện các lệnh này, Auto CAD nhắc nhở  ta có ghi lại những thay đổi trong   bản vẽ hay không. + Trả lời Yes/ No: Ghi lại/ Không ghi lại những thay đổi của bản vẽ. + Cancel: Huỷ bỏ lệnh. * Cũng có thể kích chuột vào biểu tượng Auto CAD ở góc trái phía trên màn hình và chọn nút  Close hoặc nhấn tổ hợp phím Alt + F4. 3 B ...

Tài liệu được xem nhiều: