Thông tin tài liệu:
Độc học (Toxicology): Là ngành học nghiên cứu về khía cạnh định tính và định lượng tác hại của các tác nhân hoá học, vật lý và sinh học lên hệ thống sinh học của sinh vật sống (J.E Borzelleca).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng độc học môi trường - ĐH Bách Khoa Hà Nội TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIVIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG --------- - - -------- Bài giảngĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG GV: ThS. Đoàn Thị Thái Yên Hà Nội - 2006 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG1. Độc học (Toxicology) Là ngành học nghiên cứu về khía cạnh định tính và định lượng táchại của các tác nhân hoá học, vật lý và sinh học lên hệ thống sinh học củasinh vật sống (J.E Borzelleca). Theo Bộ sách giáo khoa Brockhaus. Độc học là ngành khoa học vềchất độc và các ảnh hưởng của chúng. Ngành độc học chỉ bắt đầu đượcxây dựng từ đầu thế kỷ 19 có liên quan chặt chẽ đến ngành dược lý(nghiên cứu tác dụng của thuốc lên cơ thể). Độc học là khoa học của các ảnh hưởng đọc của hoá chất lên các cơthể sống. Nó bao gồm các chất như: dung môi hữu cơ, kim loại nặng,thuốc trừ sâu, mỹ phẩm, các thành phần trong thức ăn, các chất phụ giathực phẩm (Textbook on Toxicology). Độc học là khoa học về chất độc, là ngành khoa học cơ bản và ứngdụng. Độc học là môn khoa học xác định các giới hạn an toàn của các tácnhân hoá học. (Casarett và Doull 1975). Độc học đã được định nghĩa bởi J.H. Duffus như là môn khoa họcnghiên cứu về mối nguy hiểm thực sự hoặc tiềm tàng thể hiện ở những táchại của chất độc lên các tổ chức sống. Các hệ sinh thái: về mối quan hệgiữa các tác hại đó với sự tiếp xúc, về cơ chế tác động, sự chuẩn đoán,phòng ngừa và chữa trị ngộ độc. Tóm lại, độc học là môn khoa học nghiên cứu về những mối nguyhiểm đang xảy ra hay sẽ xảy ra của các độc chất lên cơ thể sống. Một số nhóm của độc học - Độc học môi trường - Độc học công nghiệp - Độc học của thuốc trừ sâu - Độc học dinh dưỡng - Độc học thuỷ sinh - Độc học lâm sàng - Độc học thần kinh2. Độc học môi trường (environmental toxicology) 2 Hai khái niệm độc học môi trường (environmental toxicology) và độchọc sinh thái (ecotoxicology) rất gần nhau trong đối tượng nghiên cứu vàmục đích. Đôi khi người ta đồng nhất chúng. Độc học môi trường là một ngành nghiên cứu quan hệ các tác chất cóhại trong môi trường tự nhiên (nguồn gốc, khả năng ứng dụng, sự xuấthiện, đào thải, huỷ diệt…) và phương thức hoạt động của chúng trong môitrường. Độc học môi trường hướng về mối quan hệ giữa tác chất, cấu trúccủa tác chất ảnh hưởng có hại của chúng đối với các cơ thể sống. Độc học sinh thái là ngành khoa học quan tâm đến các tác động cóhại của các tác nhân hoá học và vật lý lên các cơ thể sống. Đặc biệt là tácđộng lên các quần thể và cộng đồng trong hệ sinh thái. Các tác động baogồm: con đường xâm nhập của các tác nhân hoá lý và các phản ứng giữachúng với môi trường (Butler, 1978). Mục tiêu chính của độc học sinh thái là tạo ra những chuẩn mực banđầu thiết lập tiêu chuẩn chất lượng môi trường, đánh giá và dự đoán nồngđộ trong môi trường, nguy cơ cho các quần thể tự nhiên (trong đó có cả conngười) bị tác động mạnh bởi sự ô nhiễm môi trường. Có một số sự khác nhau cơ bản giữa độc học và độc học sinh thái.Độc học thực nghiệm thường tiến hành thí nghiệm trên động vật có vú vàcác số liêụ dùng để đưa ra các giới hạn an toàn chỉ cho một mục tiêu tiếpcận, đó là con người. Ngược lại mục tiêu của độc học sinh thái là bảo vệtoàn bộ sinh quyền, bao gồm hàng triệu loài khác nhau, được tổ chức theoquần thể, cộng đồng, các hệ sinh thái liên hệ với nhau qua những mốitương tác phức tạp. Mục đích của độc học là bảo vệ sức khoẻ con ngườitrong cộng đồng ở mức độ từng cá thể. Còn mục đích của độc học sinh tháikhông phải là bảo vệ từng cá thể mà bảo tồn cấu trúc và chức năng củacác hệ sinh thái.3. Chất độc, tính độc 33.1. Chất độc Chất độc (chất nguy hại) là bất cứ loại vật chất nào có thể gây hạilớn tới cơ thể sống và hệ sinh thái, làm biến đổi sinh lý, sinh hoá, phá vỡcân bằng sinh học, gây rối loạn chức năng sống bình thường, dẫn đến trạng thái bệnh lý hoặc gây chết. Liều lượng hoặc nồng độ của một tác nhân hoá học hoặc vật lý sẽquyết định nó có phải là chất độc hay không. Vì vậy tất cả các chất đều cóthể là chất độc tiềm tàng. Theo J.H.Duffus một chất độc là chất khi vàohoặc tạo thành trong cơ thể sẽ gây hại hoặc giết chết cơ thể đó. Tất cảmọi thứ đều có thể là chất độc, chỉ có điều liều lượng sẽ quyết định mộtchất không phải là chất độc (Everything is a poison. Nothing is withoutpoison. Theo dose only makes. That something is not a poison - Paracelsus -bác sỹ Thuỵ sỹ, 1528)3.2. Tính độc Là tác động của chất độc đối với cơ thể sống. Nó phụ thuộc vàonồng độ của chất độc và quá trình tiếp xúc. Kiểm tra tính độc là tiến hành những xét nghiệm để ước tính nhữngtác động bất lợi của các tác nhân lên các tổ chức cơ quan trong cơ thể trongđiều kiện tiêu chuẩ ...