Danh mục

Bài giảng Dược liệu 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản

Số trang: 49      Loại file: pdf      Dung lượng: 901.89 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Dược liệu 1 cung cấp cho sinh viên những nội dung về: một số ưu điểm và xu hướng hiện nay trong việc sử dụng thuốc có nguồn gốc từ dược liệu và vị trí vai trò của dược liệu trong ngành Y tế và trong nền kinh tế nước ta; thực hiện đúng các kỹ thuật trong công tác thu hái, phơi sấy, chế biến, bảo quản để đảm bảo dược liệu có chất lượng tốt trước khi đưa vào sử dụng làm thuốc;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Dược liệu 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA DƯỢC  BÀI GIẢNG MÔN HỌC DƯỢC LIỆU 1 Đơn vị biên soạn: KHOA DƯỢC Hậu Giang – Năm 2016 BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC LIỆU MỤC TIÊU ÔN TẬP 1. Trình bày được định nghĩa môn học. 2. Kể được sơ lược lịch sử phát triển của dược liệu học trên thế giới và của nước ta. 3. Trình bày được một số ưu điểm và xu hướng hiện nay trong việc sử dụng thuốc có nguồn gốc từ dược liệu và vị trí vai trò của dược liệu trong ngành Y tế và trong nền kinh tế nước ta. 4. Kể được những nội dung chính trong việc kế thừa và phát huy vền Y Dược học cổ truyền trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân ở nước ta. NỘI DUNG 1. ĐỊNH NGHĨA MÔN HỌC Dược liệu học là môn khoa học nghiên cứu về các nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật và động vật, trong đó chủ yếu là các cây thuốc, vị thuốc1 2. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA DƯỢC LIỆU Lịch sử môn dược liệu học gắn liền với lịch sử phát triển loài người. Từ thời tiền sử, trong quá trình sinh sống, bên cạnh việc tìm kiếm thức ăn, con người cũng tìm hiểu, ghi nhận những tác dụng, công dụng chữa bệnh của cây cỏ và những cây độc như: cây cỏ làm dịu đau, làm lành chữa những vết thương, chữa được các bệnh chứng thông thường và những tác dụng bất lợi…Theo thời gian, các kinh nghiệm dần dần được kiểm chứng, sàng lọc, bổ dung. Tích lũy và đúc kết thành hệ thống lý luận lưu truyền cho các đời sau SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DƯỢC LIỆU HỌC PHƯƠNG TÂY Vào khoảng 5000 năm trước công nguyên (TCN) người Ai Cập cổ đại (Babilonians) đã biết sử dụng nhiều cây thuốc vị thuốc. Dược liệu còn chú ý nhiều đến những hoạt chất chiết xuất và tinh khiết hóa được từ dược liệu như: berberin, rotundin, rutin, digitalin, reserpin vv… Những thầy thuốc Hy Lạp cổ nổi tiếng đã được lịch sử tôn vinh như: - Hippocrate (460 – 377 TCN) tổ sư của ngành y dược thế giới. Ông đã phổ biến kinh nghiệm sử dụng hơn 200 cây thuốc vị thuốc và nhiều công trình về giải phẫu, sinh lý có giá trị. 1 Chú thích: Dược liệu có thể là toàn bộ hay chỉ dùng một vài bô phận của cây hay con vật. Dược liệu cũng bao gồm những sản phẩm do cây cỏ hay con vật tiết ra như: gôm, nhựa, sáp, xạ hương…hay lấy ra được từ cây cỏ hoặc động vật như tinh dầu, dầu mỡ…Dược liệu học còn đề cập đến các cây cỏ được dùng làm gia vị, làm hương liệu mỹ phẩm, các cây độc, nấm độc v.v… - Aristoteles (384 – 322 TCN) và Theophrast (370 – 287 TCN) là những nhà khoa học tự nhiên nổi tiếng. Những công trình của 2 ông đã đặt nền móng cho những nhà khoa học tự nhiên về sau nghiên cứu về động vật và thực vật. - Dioscorides (40 – 90 TCN), Ông đã viết tập sách “Dược liệu học” (De Materia medica) mô tả trên 600 loài cây có tác dụng chữa bệnh, trong đó có nhiều cây vẫn đang còn được sử dụng trong Y học hiện đại ngày nay. - Galen (129 – 199 SCN), Ông đã mô tả phương pháp bào chế thuốc có nguồn gốc động vật và thực vật. Galen cho rằng chữa bệnh, không chỉ biết thuốc mà còn phải quan tâm đến bệnh cảnh, tuổi, tình trạng sức khỏe của người bệnh và thời điểm dùng thuốc. Ngày nay ngành Dược tôn Ông là bậc tiền bối của ngành. Trong rất nhiều thế kỷ, việc sử dụng cây thuốc ở phương Tây chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm của Dioscorides, Galen v.v …đã được ghi chép và lưu truyền lại. Đến thế kỷ 15 (Thời phục hưng), Paracelsus (1490 – 1541) nhận thấy rằng các tác dụng chữa bệnh của cây thuốc chỉ do một phần tinh túy nào đó của nó mà thôi, quan niệm ấy đã là cơ sở cho việc nghiên cứu các hoạt chất của cây thuốc sau này. - Dale viết cuốn “Pharmacologia” vào năm 1700, đánh dấu ngành Dược tách khỏi ngành Y. - Linnaeus (1707 -1778) đưa ra hệ thống phân loại và danh pháp động và thực vật. - Cuối thế kỷ 18 Scheele – chiết xuất được các axit hữu cơ và những chất khác từ cây cỏ. Mở đầu cho việc nghiên cứu thành phần hóa học của cây thuốc và Friederich Serturner là người đầu tiên chiết xuất được Morphin từ nhựa thuốc phiện. - Năm 1942 lần đầu tổng hợp được Diethyl ether là một chất gây mê, từ đó ngành Hóa dược được tách dần ra khỏi ngành dược liệu. - Năm 1857 Schleiden phân biệt được các loại rễ Sarsaparilla khác nhau bằng cách quan sát và so sánh sự khác nhau về cấu tạo các tế bào nội bì của chúng dưới kính hiển vi mở đường cho việc kiểm nghiệm dược liệu bằng kỹ thuật kính hiển vi. - Năm 1929 Alexander Fleming chiết xau61t được Penicilin một chất kháng sinh từ nấm Penicillium notatum từ đó ngành vi sinh học được hình thành. Những tiến bộ của khoa học ở nữa cuối thế kỷ 20, đã làm cho dược liệu học phát triển mạnh mẽ đạc biệt là những khám phá về thành phần hóa học và những tác dụng của cây thuốc, vị thuốc. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DƯỢC LIỆU HỌC PHƯƠNG ĐÔNG Y học Trung Hoa có lịch sử phát triển l ...

Tài liệu được xem nhiều: