Bài giảng Gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn - giàn giáo - Bài 13: Tính khối lượng vật liệu, nhân công làm ván khuôn. Sau khi học xong bài này, người học có thể: đọc được bản vẽ thiết kế; nhận biết được nội dung của định mức vật liệu, nhân công trong công việc lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn, giàn giáo; trình bày được các phương pháp tính toán; lập được bảng tính khối lượng các công việc; bảng tổng hợp nhân công, vật liệu;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn - giàn giáo - Bài 13: Tính khối lượng vật liệu, nhân công làm ván khuôn
Bài 13: Tính khối lượng vật liệu, nhân công
làm ván khuôn
Mục tiêu của bài Thời gian: 5 giờ
- Đọc được bản vẽ thiết kế.
- Nhận biết được nội dung của định mức vật liệu, nhân công
trong công việc lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn, giàn giáo.
- Trình bày được các phương pháp tính toán.
- Lập được bảng tính khối lượng các công việc; bảng tổng hợp
nhân công, vật liệu.
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ,chính xác, trong quá trình nhập
số liệu, tính toán và tổng hợp.
1. Lập bảng thống kê:
2. Lắp đơn giá:
3.Tính toán:
1. Lập bảng thống kê:
a. Vật liệu.
b. Nhân công.
c. Khối lượng.
2. Lắp đơn giá:
a. Đơn giá vật liệu (Chính và phụ)
b. Đơn giá nhân công.
3.Tính toán:
a. Giá thành vật liệu.
b. Chi phí nhân công.
c. Tổng chi phí.
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
- Vật liệu
+ Vở ghi chép, bút mực, bút chì, thước kẻ.
+ Vật liệu gỗ, đinh, dây neo, dây buộc..
+ Tấm cốp pha kim loại, thiết bị gia cố và chống đỡ.
- Dụng cụ và trang thiết bị
+ Các loại dụng cụ thủ công: Cưa, búa, cầu bào, thước đo,
thước vuông, dây, quả dọi.
+ Các loại máy: Cưa đĩa cầm tay, Bào máy cầm tay .
+ Giàn giáo.
+ Bảo hộ lao động.
- Học liệu
+ Hiện trường để lắp dựng ván khuôn.
+ Bản vẽ thiết kế.
+ Phiếu giao việc.
+ Bảng qui trình các bước công việc.
- Nguồn lực khác:
+ Mô hình trực quan.
+ Các bản vẽ phóng cấu tạo ván khuôn.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Về kiến thức: Được đánh giá bằng một bài kiểm tra lý thuyết.
- Cấu tạo ván khuôn cột tiết diện vuông - chữ nhật.
- Các yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng ván khuôn, giàn giáo.
- Qui trình gia công, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn dầm liền sàn.
- Các quy định về an toàn lao động khi thi công ván khuôn, giàn
giáo.
2. Về kỹ năng: Được đánh giá bằng 4 bài thực hành sản phẩm
đạt các yêu cầu sau
- Gia công lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn, giàn giáo đúng hình
dáng kích thước thiết kế, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
- Lắp dựng cốp pha kim loại đúng trình tự, đảm bảo các yêu cầu
kỹ thuật.
- Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ thủ công và máy.
3. Về thái độ: Đảm bảo đáp ứng các yêu cầu:
- Kiên trì, gọn gàng, ngăn nắp, chính xác, cần cù, hiệu quả, có ý
thức tiết kiệm nguyên vật liệu và hình thành tác phong công
nghiệp trong sản xuất.
- Có tinh thần giúp đỡ nhau trong học tập.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình mô đun được
sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề Kỹ thuật
Xây dựng.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô
đun:
- Phần lý thuyết; học tại phòng học lý thuyết sử dụng phương
pháp thuyết trình, trực quan.
- Phần thực hành; giáo viên thao tác mẫu kết hợp giảng giải.
- Phần hướng dẫn thường xuyên; giáo viên bao quát lớp để hướng
dẫn bổ trợ, uốn nắn người học các lỗi trong thao tác.
3. Những trọng tâm mô đun:
- Những yêu cầu kỹ thuật chung của cốp pha, giàn giáo.
- Cấu tạo cốp pha của các bộ phận công trình.
- Trình tự lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo.
4. Tài liệu cần tham khảo:
- Giáo trình nghề Mộc xây dựng - Vụ Đào tạo - Bộ xây dựng
1974
- Giáo trình kỹ thuật Mộc xây dựng - Nhà xuất bản Xây dựng
1993
- Hỏi đáp về nghề Mộc - Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục
chuyên nghiệp 1989.
- Giáo trình Kỹ thuật thi công cốp pha - Trường Đại học Xây
dựng Hà Nội.
- Công nghệ dậy học Mô đun làm cốp pha – Tập thể giáo viên
trường Kỹ thuật nghiệp vụ Xây dựng số 2 – Bộ Xây dựng
tháng 2 năm 1997