Danh mục

Bài giảng Giải phẫu 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)

Số trang: 144      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.39 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 39,000 VND Tải xuống file đầy đủ (144 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Giải phẫu 2 tiếp tục cung cấp cho sinh viên những nội dung về: giải phẫu hệ tiêu hóa; giải phẫu hệ tiết niệu; giải phẫu hệ sinh dục; đáy chậu – hoành chậu hông; giải phẫu hệ nội tiết;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Giải phẫu 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y GIẢI PHẪU HỆ TIÊU HÓA ThS.Bs. Nguyễn Tuấn CảnhI. Thông tin chung1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về giải phẫu hệ tiêu hóa.2. Mục tiêu học tập 1. Trình bày đặc điểm giải phẫu của phúc mạc. 2. Trình bày đặc điểm giải phẫu của dạ dày. 3. Trình bày đặc điểm giải phẫu của ruột non. 4. Trình bày được đặc điểm giải phẫu của ruột già. 5. Trình bày được đặc điểm giải phẫu của khối tá tụy. 6. Trình bày được đặc điểm giải phẫu của lách. 7. Trình bày được đặc điểm,giải phẫu của của gan. 8. Trình bày được đặc điểm,giải phẫu của đường mật ngoài gan.3. Chuẩn đầu ra4. Tài liệu giảng dạy4.1. Giáo trình Gs. Nguyễn Quang Quyền (2021). Giải phẫu II, ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh,NXB Y học.4.2. Tài liệu tham khảo Gs. Trịnh Văn Minh (2010). Giải phẫu người – tập II, III Bộ Y Tế, NXB Giáodục Việt Nam.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tíchcực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày cácnội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo.II. Nội dung chínhBài Giảng Giải Phẫu II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021)Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 111Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y1. Giải Phẫu Phúc Mạc Và Phân Khu Ổ Bụng1.1. Đại cương1.1.1. Định nghĩa Phúc mạc hay màng bụng (peritoneum) là một màng thanh mạc, phủ tất cả cácthành của ổ bụng, bao bọc các tạng thuộc bộ máy tiêu hoá (kể cả các bó mạch thầnkinh của tạng đó) và che phủ phía trước, hoặc phía trên các tạng tiết niệu và sinh dục.Là một màng tương tự như màng phổi hay màng ngoài tim.1.1.2. Hình tượng về phúc mạc Ta xem phúc mạc như một lớp sơn quét không để hở một chỗ nào trong ổ bụng,các tạng, các mạch, thần kinh chạy vào các tạng đó hay từ tạng nọ đến tạng kia.1.1.3. Một số khái niệm1.1.3.1. Ổ bụng Là khoang kín. Giới hạn xung quanh là thành bụng, trên là cơ hoành, dưới làđáy chậu. Trong ổ bụng chứa tất cả các tạng và chứa phúc mạc.1.1.3.2. Ổ phúc mạc Là một khoang kín (trừ ở nữ), nằm giữa hai lá phúc mạc. Ổ phúc mạc là mộtkhoang ảo vì các thành của nó áp sát vào nhau và áp sát vào thành bụng (thể tích cáctạng gần bằng thể tích ổ bụng), tương tự như khoang màng phổi. Khi dịch tích tụ ởtrong khoang này thì được gọi là bụng báng. Ở phụ nữ, ổ phúc mạc không là mộtkhoang kín, mà thông với môi trường bên ngoài qua lỗ bụng của vòi tử cung.1.1.3.3. Phúc mạc thành: phần phúc mạc lót mặt trong thành bụng.1.1.3.4. Phúc mạc tạng: là phần phúc mạc bọc mặt ngoài các tạng.1.1.3.5. Các mạc: 2 lá phúc mạc liên tiếp nhau. Giữa hai lá của các mạc thường cómạch máu và thần kinh đi vào các tạng. - Mạc treo: treo các tạng thuộc ống tiêu hoá vào thành bụng, có nhiều mạchmáu đi kèm. - Mạc chằng hay dây chằng: nối các tạng không thuộc ống tiêu hoá vào thànhbụng, có ít mạch thần kinh.Bài Giảng Giải Phẫu II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021)Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 112Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y - Mạc nối: nối tạng nọ và tạng kia, cũng có mạch máu, thần kinh đi kèm.1.1.3.6. Tạng trong ổ phúc mạc Là tạng nằm hoàn toàn trong ổ phúc mạc, không có phúc mạc tạng bao phủ, buồngtrứng là tạng duy nhất nằm trong ổ phúc mạc. Buồng trứng được bao bọc một phầnbởi phúc mạc nối dài với mạc treo buồng trứng, phần còn lại liên quan trực tiếp vớiổ phúc mạc, nhờ vậy trứng mới rụng được trong ổ phúc mạc.1.1.3.7. Tạng trong phúc mạc Là tạng được phúc mạc che phủ gần hết và di động. Mặt ngoài của các tạng cómạc treo hoặc mạc chằng. Ví dụ: dạ dày, hỗng tràng, hồi tràng, ...1.1.3.8. Tạng ngoài phúc mạc Là các tạng thuộc hệ tiết niệu - sinh dục, nằm trong ổ bụng nhưng ngoài ổ phúcmạc và chỉ được phúc mạc che phủ một phần nhỏ. Mặt ngoài của tạng không cómạc treo hoặc mạc chằng. Người ta chia ra làm 2 loại: - Tạng sau phúc mạc: thận, niệu quản. - Tạng dưới phúc mạc: các tạng niệu dục trong chậu hông bé như bàng quangtúi tinh, tử cung, ...1.1.3.9. Tạng bị thành hoá Là các tạng có nguồn gốc phôi thai nằm trong ổ phúc mạc, nhưng trong quá trìnhphát triển thì nó bị dính vào phúc mạc thành (cả mạc treo và phúc mạc tạng dínhvào phúc mạc thành) của thành bụng sau và được xem như tạng ngoài phúc mạc. Vídụ: tá tràng, tuỵ, kết tràng lên và xuống.1.1.3.10. Tạng dưới thanh mạc Là tạng nằm trong phúc mạc, nhưng phúc mạc (thanh mạc) che phủ tạng này rấtdễ bóc tách ra khỏi tạng nhất là khi viêm, phúc mạc dầy lên như túi mật, ruột thừa.Ứng dụng trong phẫu thuật cắt tạng dưới thanh mạc.1.1.3.11. Các cấu trúc khác - Túi cùng (excavatio): là do các lá phúc mạc lách giữa các tạng ở chậu hôngtạo nên. Là nơi thấp nhất của ổ phúc mạc khi đứng, nơi mà dịch trong ổ bụng khi cóBài Giảng Giải Phẫu II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021)Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 113Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Ybệnh lý thường đọng lại. Ở nữ có hai túi cùng: túi cùng trước hay túi cùng bàngquang - tử cung và túi cùng sau hay túi cùng tử cung - trực tràng. Ở nam chỉ có 1 túicùng là túi cùng Douglas. - Hố (fossa): là do phúc mạc thành lót vào các chỗ lõm của thành bụng, như hốtrên bàng quang, hố bẹn ngoài, hố bẹn trong, ... - Ngách (recessus): do lá phúc mạc lách giữa các tạng hay thành bụng tạo nênmột rãnh hay một hốc nhưng không phải là chỗ thấp nhất trong ổ bụng nên khôngphải là túi cùng. Ví dụ như ngách tá tràng, ngách sau manh tràng, ngách dưới gan,ngách gan thận, ngách dưới h ...

Tài liệu được xem nhiều: