Danh mục

Bài giảng Hành vi tổ chức (Dùng cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh)

Số trang: 92      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.04 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Hành vi tổ chức (Dùng cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh) cung cấp cho học viên những nội dung về: tổng quan hành vi tổ chức; cơ sở hành vi cá nhân và ra quyết định cá nhân; tạo động lực cho người lao động; cơ sở của hành vi nhóm;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Hành vi tổ chức (Dùng cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh) BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH - KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG HÀNH VI TỔ CHỨC (Bài giảng Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh) (LƯU HÀNH NỘI BỘ) Quảng Ninh tháng 8/2019 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ HÀNH VI TỔ CHỨC 1.1. Hành vi tổ chức, vai trò của hành vi tổ chức 1.1.1. Khái niệm HVTC Hành vi tổ chức (Organizational Behavior – thường viết tắt là OB) là một lĩnh vực nghiên cứu chuyên khảo sát tác động của các cá nhân, các nhóm và các cơ cấu đối với hành vi trong tổ chức với mục đích áp dụng kiến thức này vào việc cải thiện hiệu quả của tổ chức. Hành vi tổ chức (HVTC) là hành vi củ a con ngư ờ i trong tổ chứ c (còn được gọi là người lao động). Hành vi đó được chi phối và quyết định bởi sự nhận thức, thái độ, năng lực của bản thân người lao động. Con người với tư cách là thành viên của tổ chức, chịu sự chi phối và tác động của nhân tố thuộc tổ chức như văn hoá, lãnh đạo, quyền lực, cơ cấu tổ chức, các nhóm của tổ chức mà người lao động tham gia là thành viên nhóm. Tuy nhiên, con người với tư cách là người lao động, họ làm việc và sinh hoạt trong một tập thể nhất định, tập thể thấp nhất là các nhóm người lao động. Các nhóm dù là chính thức hay không chính thức cũng có những chuẩn mực, quy tắc và các giá trị riêng của nhóm. Các thành viên của nhóm cùng nhau chia sẻ những giá trị chung và chịu sự chi phối của các quy tắc nhóm. Do đó, hành vi tổ chức không chỉ nghiên cứu hành vi và thái độ của cá nhân, sự tương tác giữa hành vi và thái độ cá nhân với tổ chức, mà còn phải nghiên cứu sự tương tác giữa hành vi và thái độ cá nhân với nhóm. 1.1.2. Vai trò của hành vi tổ chức Trong các mối quan hệ với tổ chức, con người có một số vai trò nào đó. Chẳng hạn, bạn có thể là người làm công ăn lương, nhà đầu tư, lãnh đạo, cán bộ quản lý, nhân viên, cán bộ công đoàn v.v..., ở mỗi vai trò người ta có hành vi khác nhau và có mối quan tâm và quan hệ tương tác khác nhau với tổ chức. HVTC đi vào phân tích bối cảnh và vai trò cụ thể mà người lao động làm việc trong đó. Giá trị của HVTC là làm nổi bật vai trò của con người và quan hệ con người với tổ chức để có thể đưa ra những nguyên tắc, phương hướng và giải pháp cụ thể về quản lý, nhằm phát huy vai trò của con người trong tổ chức thông qua nghiên cứu một cách hệ thống về hành vi và thái độ của con người trong mối tương tác giữa cá nhân, nhóm và tổ chức. Vai trò của HVTV được thể hiện cụ thể như sau: 10 Thứ nhất, HVTC có vai trò quan trọng trong việc tạo sự gắn kết giữa người lao động và tổ chức. Thứ hai, HVTC giúp cho các nhà quản lý có được cách nhìn đầy đủ và toàn diện về người lao động để đưa ra được các chính sách, biện pháp phù hợp nhằm khuyến khích đổi mới sáng tạo và tạo động lực cho người lao động. Đây là cơ sở quan trọng của nâng năng suất lao động và hiệu quả của thực hiện công việc của người lao động. Thứ ba, HVTC giúp các nhà quản lý tạo lập môi trường làm việc hiệu quả trong tổ chức. Thứ tư, HVTC có vai trò quan trọng trong đảm bảo sự cân bằng, tin tưởng và gắn kết người lao động với tổ chức. 1.2. Chức năng của hành vi tổ chức 1.2.1. Chức năng giải thích: Chức năng giải thích của HVTC giúp nhà quản lý tìm cách lý giải những hành vi của cá nhân, nhóm hay tổ chức. Theo quan điểm quản lý thì 'giải thích' có thể là chức năng ít quan trọng nhất trong số ba chức năng của HVTC bởi vì nó chỉ được thực hiện khi sự việc đã xảy ra. Tuy nhiên, muốn hiểu được một hiện tượng, chúng ta phải bắt đầu bằng cách tìm ra lời giải thích cho hiện tượng đó, tiếp đó là sử dụng hiểu biết này để xác định nguyên nhân của hiện tượng 1.2.2. Chức năng dự đoán: Dự đoán là nhằm vào các sự kiện sẽ diễn ra trong tương lai. Nó tìm cách xác định một hành động cho trước sẽ dẫn đến những kết cục nào. Chức năng dự đoán cũng giúp xác định được thái độ, hành vi hay “sự phản ứng” của người lao động sẽ theo hướng nào khi tổ chức đưa ra những chính sách hoặc những giải pháp mới liên quan đến người lao động. 1.2.3. Chức năng kiểm soát: Kiểm soát là tác động đến người khác để đạt được những mục tiêu nhất định. Trên thực tế, các nhà quản lý ngày càng áp dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại để kiểm soát người lao động trong tổ chức của mình và các nhà quản lý đều nhận thức rằng kiểm soát là chức năng quan trọng của HVTC nó đảm bảo tính hiệu quả trong công việc của tổ chức. 1.3. Quan hệ giữa HVTC với các môn khoa học khác Hành vi tổ chức là một môn khoa học ứng dụng, và do đó, được xây dựng dựa trên những thành tựu của một số môn khoa học khác nghiên cứu về con người trong tổ chức. Trong các môn khoa học đó, quan trọng nhất là tâm lý học, xã hội 11 học, tâm lý xã hội học, nhân chủng học và khoa học chính trị. *Tâm lý họ c: Tâm lý học tìm kiếm cách thức để đánh giá, giải thích và đôi khi thay đổi hành vi con người cũng như những loài vật khác. Các nhà tâm lý học quan tâm và tìm hiểu hành vi cá nhân những người đã đóng góp và tiếp tục bổ sung vào kho tri thức hành vi tổ chức là các nhà nghiên cứu, các nhà tâm lý học và quan trọng nhất là các nhà tâm lý học về lao động và tổ chức. *Xã hội học: Xã hội học nghiên cứu về con người trong quan hệ với những con người bình đẳng khác. Các nhà xã hội học đã có những đóng góp to lớn nhất cho hành vi tổ chức thông qua nghiên cứu của họ về hành vi nhóm trong các tổ chức, nhất là trong các tổ chức chính thức và phức tạp. *Tâm lý xã hội học: Tâm lý xã hội học tập trung nghiên cứu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: