Danh mục

Bài giảng Hệ sinh thái rừng

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 262.45 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hệ sinh thái rừng (Forest ecosystem) là một hệ sinh thái mà thành phần nghiên cứu chủ yếu là sinh vật rừng (các loài cây gỗ, cây bụi, thảm tươi, hệ động vật và vi sinh vật rừng) và môi trường vật lý của chúng (khí hậu, đất). Nội dung nghiên cứu hệ sinh thái rừng bao gồm cả cá thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái, về mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây rừng và giữa chúng với các sinh vật khác trong quần xã đó, cũng như mối quan hệ lẫn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Hệ sinh thái rừng Hệ sinh thái rừngHệ sinh thái rừngHệ sinh thái rừng (Forest ecosystem) là một hệ sinh thái mà thànhphần nghiên cứu chủ yếu là sinh vật rừng (các loài cây gỗ, cây bụi,thảm tươi, hệ động vật và vi sinh vật rừng) và môi trường vật lý củachúng (khí hậu, đất). Nội dung nghiên cứu hệ sinh thái rừng bao gồmcả cá thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái, v ề mối quan hệ ảnhhưởng lẫn nhau giữa các cây rừng v à giữa chúng với các sinh vật kháctrong quần xã đó, c ũng như mối quan hệ lẫn nhau giữa những sinh vậtnày v ới hoàn cảnh xung quanh tại nơi mọc của chúng (E.P. Odum1986, G. Stephan 1980).Một số quan điểmTheo khoản 1 điều 3 của Luật bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam năm2004: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, độngvật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trongđó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính cóđộ che phủ của tán rừng từ 0,1* trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừngtự nhiên trên đ ất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặcdụng (quy định trước đây được ghi trong Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuậtlâm sinh: là rừng phải có độ tàn che từ 0,3 trở lên) Theo Tansley (1935): Rừng là một hệ sinh thái. Theo Sucasep (1964): Hệ sinh thái rừng đồng nghĩa với quần lạc sinh địa rừng.Nhìn chung có nhiều khái niệm về rừng song hầu hết các khái niệm đềucó điểm thống nhất đó là nó phải bao gồm thành phần cây gỗ đóng vaitrò chủ đạo. Mặc dù có sự tương đồng song giữa hai khái niệm (củaSucaep và Tansley) cũng có sự khác nhau nhất định. Khái niệm củaTansley tỏ ra rộng hơn, ngược lại, khái niệm theo Sucasep tỏ ra nghiêmngặt hơn – đó là những bộ phận của bề mặt đất hoặc nước thuần nhấtvề các điều kiện địa hình, vi khí hậu, đất, thủy v ăn và các yếu tố sinhhọc. Trong số 2 khái niệm này, khái niệm của Tansley, 1935 tỏ ra đơngiản hơn và dễ nhớ hơn và được sử dụng rộng rãi.(Xem thêm bài viết về rừngThành phần của hệ sinh thái rừngRừng Bao báp ở MadagascarThành phần của hệ sinh thái rừng cũng giống như thành phần của mộthệ sinh thái điển hình song đối với rừng, thành phần thực vật mà đặcbiệt là cây gỗ được quan tâm hơn cả, đây chính là thành phần lậpquần. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu thành phần cơ bản, quan trọngcủa hệ sinh thái rừng:Thành phần thực vật rừng Thành phần cây gỗ: Đây là thành phần chủ yếu của hệ sinh thái rừng. Đối với rừng nhiệt đới nói chung thành phần cây gỗ được chia thành 3 tầng: tầng v ượt tán, tầng ưu thế sinh thái và tầng dưới tán.Dựa vào thành phần và tỷ lệ giữa các loài mà người ta chia ra thànhrừng thuần loài và rừng hỗn loài. Về nguyên tắc, rừng thuần loài là rừngchỉ có một loài. Tuy nhiên trên thực tế, rừng có một số loài khác nhưngsố lượng các loài khác này không vượt quá 10% thì vẫn được coi làrừng thuần loài (rừng thuần loài tương đối). Với rừng hỗn loài, để biểuthị mức độ tham gia của các loài người ta dùng công thức tổ thành.Thành phần cây gỗ là bộ phận chính và chủ yếu tạo nên độ khép tán(được biểu diễn thông qua độ tán che), độ đầy và trữ lượng lâm phần.Lớp cây tái sinh: Đây là thuật ngữ dùng để nói về lớp cây thế hệ noncủa tầng cây gỗ, chúng sống và phát triển dưới tán rừng, chúng sẽ làđối tượng thay thế tầng cây gỗ phía trên khi tầng cây này được khaithác. Tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau người ta chia lớpcây tái sinh thành các giai đoạn: cây mầm, cây mạ và cây con (hay câynon). Việc phân chia này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định cácnhân tố ảnh hưởng và xác định các biện pháp kĩ thuật trong chăm sóc,bảo vệ. Cây mầm: Là lớp cây nằm trong khoảng một vài tháng tuổi  (tùy loài). Đặc trưng c ủa lớp cây ở giai đoạn này là cây chưa có khả năng quang hợp, vẫn sống nhờ vào chất dinh dưỡng có sẵn trong phôi hạt. Trong giai đoạn này cây chịu ảnh hưởng mạnh của các yếu tố môi trường đặc biệt là nhân tố ánh sáng và độ ẩm. Theo W.Richard (1956), đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của cây tái sinh, cây tái sinh có thể chết hàng loạt do môi trường thiếu nước hoặc nhiệt độ quá cao do ánh sáng trực xạ. Cũng theo W. Richard, một nguyên nhân khác nguy hiểm đối với cây mầm là các loài động vật rừng. Cây mạ: Là những thế hệ cây gỗ thường có tuổi từ một vài  tháng đến 1 -2 năm, chiều cao thường không quá 50cm. Đặc điểm: Cây đã có khả năng tự đồng hóa. Mặc dù đã lớn hơn lớp cây mầm song cây mạ vẫn rất yếu ớt và chịu ảnh hưởng nhiều của các nhân tố môi trường trong đó có s ự cạnh tranh của cỏ dại. Cây con (cây non): Là những thế hệ cây lớn hơn 2 năm tuổi,  thường có chiều cao >50cm. Cùng với sự sinh trưởng, nhu cầu ánh sáng của nó cũng tăng dần. Khi cây con có chiều cao >1m, khoẻ mạnh thì được coi là những cây con có triển vọng. Đây chính là đối tượng sẽ tha ...

Tài liệu được xem nhiều: