Danh mục

So sánh một số đặc điểm cấu trúc rừng trạng thái IIIA3 kiểu rừng kín lá rộng thường xanh ẩm nhiệt đới ở Vườn Quốc gia Bù Mập, tỉnh Bình Phước và Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 79      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tìm ra điểm khác biệt về đặc điểm cấu trúc rừng trạng thái IIIA3 giữa Vườn Quốc gia (VQG) Bù Gia Mập và Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa (BTTN - VH) Đồng Nai. Có hai nội dung nghiên cứu chính là: cấu trúc mật độ và phân bố số cây theo đường kính, cấu trúc tầng tán và phân bố số cây, số loài theo chiều cao. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
So sánh một số đặc điểm cấu trúc rừng trạng thái IIIA3 kiểu rừng kín lá rộng thường xanh ẩm nhiệt đới ở Vườn Quốc gia Bù Mập, tỉnh Bình Phước và Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai KHOA HỌC CÔNG NGHỆ SO SÁNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TRẠNG THÁI IIIA3 KIỂU RỪNG KÍN LÁ RỘNG THƯỜNG XANH ẨM NHIỆT ĐỚI Ở VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP, TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN - VĂN HÓA ĐỒNG NAI, TỈNH ĐỒNG NAI Trần Huy Mạnh1, Bùi Việt Hải2 TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tìm ra điểm khác biệt về đặc điểm cấu trúc rừng trạng thái IIIA3 giữa Vườn Quốc gia (VQG) Bù Gia Mập và Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa (BTTN - VH) Đồng Nai. Có hai nội dung nghiên cứu chính là: cấu trúc mật độ và phân bố số cây theo đường kính, cấu trúc tầng tán và phân bố số cây, số loài theo chiều cao. Số liệu dùng cho nghiên cứu được thu thập từ 24 ô tiêu chuẩn tại VQG Bù gia Mập và 21 ô tại Khu BTTN - VH Đồng Nai với diện tích 2.000 m2 /ô. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Những chỉ tiêu cấu trúc mang tính kết hợp như G, M, HG và SCI thường có hệ số biến động cao hơn so với những chỉ tiêu đơn lẻ như S, D, H; khác biệt về M và HG giữa hai khu vực là rất có ý nghĩa. Giá trị TB% ở các cấp D và H trong một khu vực có tương xứng với nhau, nhưng giữa hai khu vực thì khác nhau. Ở VQG Bù gia Mập thì TB% đạt cao nhất ở cấp D > 60 cm và cấp H > 20 m; ở Khu BTTN - VH Đồng Nai thì TB% đạt cao nhất ở cấp D = 20 - 40 cm và cấp H = 10 - 15 m. Ở cả hai khu vực, phân bố N/D tuân theo quy luật giảm phù hợp với hàm mũ âm và phân bố N/H là đường cong một đỉnh lệch trái phù hợp với hàm logarit bậc 2. Phân bố số loài theo cấp chiều cao đồng dạng với phân bố số cây theo cấp chiều cao. Chỉ số cạnh tranh tán (CCI) của Khu BTTN - VH Đồng Nai cao hơn so với VQG Bù gia Mập ở tất cả các lớp chiều cao và đều đạt cao nhất ở lớp 10 - 15 m; tổng CCI lâm phần đều lớn hơn 1, riêng ở Khu BTTN - VH Đồng Nai lên đến 1,8 biểu thị mức độ cạnh tranh tán đã rất cao. Từ khoá: Cấu trúc rừng tự nhiên, trạng thái rừng IIIA3, Khu BTTN - VH Đồng Nai, VQG Bù Gia Mập. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ7 thổ nhưỡng, sinh vật và con người. Một khi những nhân tố sinh thái thay đổi, có thể sẽ dẫn tới sự thay Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa (BTTN - đổi đặc điểm lâm học của các trạng thái rừng. Mặt VH) Đồng Nai cùng với Vườn Quốc gia (VQG) Cát khác, mỗi trạng thái rừng có đặc điểm cấu trúc rất Tiên và VQG Bù Gia Mập là những khu rừng đặc khác nhau, bao gồm nhiều thành phần với quy luật dụng thuộc Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai, có hệ sắp xếp theo không gian và thời gian, ảnh hưởng của sinh thái rừng tự nhiên với kiểu rừng kín thường nó tới hệ sinh thái rừng cũng khác nhau (Thái Văn xanh (Rkx) bao phủ phần lớn diện tích các khu rừng Trừng, 1999). của vùng Đông Nam bộ, do đó rừng ở đây được quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt theo quy chế quản lý rừng Bên cạnh đó, Khu BTTN - VH Đồng Nai và VQG đặc dụng. Việc lựa chọn trạng thái rừng ít bị tác động Bù Gia Mập đều nằm trong vùng Đông Nam bộ, tại những khu rừng đặc dụng nói trên để nghiên cứu tương đương nhau về vĩ độ địa lý, nhưng khác biệt nhằm phản ánh tính khách quan của quy luật tự nhau về vị trí địa lý và độ cao địa hình. Điều đó dẫn nhiên. tới giả thuyết có thể khác nhau về cấu trúc rừng mặc dù cùng giống nhau về trạng thái. Theo đó, việc Sự hình thành của những kiểu thảm thực vật, nghiên cứu các đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên của những xã hợp thực vật dưới tác động của các nhóm trạng thái rừng IIIA3 với các điều kiện sinh thái khác nhân tố sinh thái của hoàn cảnh bên ngoài, bao gồm nhau để tìm ra những mối quan hệ, sự sắp xếp về 5 nhóm: địa lý - địa hình, khí hậu - thuỷ văn, địa chất - mặt không gian, nhằm xem xét sự tác động của nhân tố sinh thái làm thay đổi tới cấu trúc rừng là rất cần 1 Phân viện Điều tra, Quy hoạch rừng Nam bộ thiết. 2 Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 11/2020 117 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU chỉ số hỗn giao (HG) theo các công thức: SCI = 2.1. Phương pháp thu thập số liệu (S*N*G*H)/10^6 (dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 2002) và HG = S/N (Thái Văn Trừng, 1999). Trong Kế thừa kết quả điều tra và kiểm kê rừng của đó: S là số loài; N là mật độ; G là tiết diện ngang thân Phân viện Điều tra, Quy hoạch rừng Nam bộ (2015 - ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: