Danh mục

Bài giảng Hóa dược

Số trang: 161      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.75 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 39,000 VND Tải xuống file đầy đủ (161 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hóa dược là môn khoa học nghiên cứu về tất cả các mặt của các hợp chất hoá học, các vật liệu sử dụng trong phòng ngừa và điều trị bệnh. - Các mặt: Hoá học (điều chế chất), sinh học (phát hiện tác dụng), dược học (dược lý, dược liệu, độc tính, liều dùng, tác dụng phụ,…), y học...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Hóa dược CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KIẾN THỨC CHUNG VỀ HÓA DƯỢC 1.1. Hóa dược – quá khứ, hiện tại và tương lai: 1.1.1. Mở đầu: - Hội nghị IUPAC 1970 định nghĩa về hoá dược: HOÁ DƯỢC LÀ NGÀNH KHOA HỌC CHUYÊN VỀ PHÁT HIỆN, SO SÁNH, PHÁT TRIỂN VÀ LÀM SÁNG TỎ CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA CÁC HỢP CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC SỬ DỤNG TRONG PHÒNG NGỪA, ĐIỀU TRỊ BỆNH - HOÁ DƯỢC là môn khoa học nghiên cứu về tất cả các mặt của các hợp chất hoá học, các vật liệu sử dụng trong phòng ngừa và điều trị bệnh. - Các mặt: Hoá học (điều chế chất), sinh học (phát hiện tác dụng), dược học (dược lý, dược liệu, độc tính, liều dùng, tác dụng phụ,…), y học (tác dụng trị bệnh, so sánh tác dụng, nghiên cứu cơ chế tác dụng, nghiên cứu sử dụng trong điều trị bệnh). - HOÁ DƯỢC bao trùm các ngành có liên quan: Hoá học, vật lý, sinh hoá, hoá lý, dược lực, y học, vi sinh vật. Các ngành này có sự kết hợp chặt chẽ. - Yêu cầu đối với một nhà hoá dược: am hiểu các ngành khoa học có liên quan đến thuốc. CÔNG NGHIỆP DƯỢC CÔNG NGHIỆP HOÁ CÔNG NGHIỆP BÀO CHẾ DƯỢC CN SẢN XUẤT NGUYÊN CN SẢN XUẤT THUỐC THÀNH LIỆU PHẨM KĨ SƯ CN HOÁ DÝỢC DƯỢC SĨ Đào tạo ở các trường ĐHKT, Đào tạo tại các trường ĐH ĐH TỔNG HỢP (SP) Dược Đại học Y Dược - Đối tượng học môn hoá dược: + Y, bác sĩ (dược lý: đau cái gì?, dược lực: mạnh hay yếu?) + Dược sĩ (hoá dược) + Kỹ sư, cử nhân (hoá dược và kỹ thuật tổng hợp) - Người học hoá dược phải học: + Học nhóm thuốc tác dụng lên các bệnh + Học về bệnh (Khái niệm, nhóm thuốc trị bệnh đó) + Phải biết phương pháp điều chế nó (SX nguyên liệu) -1- + Phải biết liều tác dụng của thuốc ở khoảng nào + Đối với kỹ sư: phải biết công nghệ, thiết bị SX thuốc còn đối với cử nhân thì không đòi hỏi sâu - Tên thuốc gồm tên khoa học (IUPAC), tên riêng và tên biệt dược (do 1 công ty hoặc 1 nước nào đó sản xuất ra 1 chế phẩm sử dụng). - Các môn cần học trước: + Hoá vô cơ, hữu cơ (95% hợp chất hữu cơ có trong thuốc) + Các quá trình cơ bản tổng hợp hữu cơ và tổng hợp hoá dược - Các môn cần học cho hoá dược: + QTCB TH hữu cơ và TH hoá dược (1,2,3) + Các hợp chất có hoạt tính sinh học. + Hoá dược và kỹ thuật bào chế. + Cơ chế. + XĐ cấu trúc. + PT hoá lý. + Hoá học bài thuốc. - Mục tiêu học tập các học phần “ Hoá dược và KTTH 1, 2, 3” + Hiểu biết cơ bản trong nghiên cứu, sản xuất 1 hợp chất làm thuốc, hiểu biết cơ bản về thuốc. + Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng sinh học của 1 hợp chất trong việc nghiên cứu, tìm kiếm thuốc mới. + Số phận của thuốc trong cơ thể. + Về 1 số loại bệnh chủ yếu hiện hữu với loài người và thuốc trị bệnh, phương pháp tổng hợp, điều chế một số nhóm thuốc chủ yếu, thuốc thiết yếu sử dụng trong phòng ngừa và điều trị bệnh. 1.1.2. Đôi nét về lịch sử phát triển của hóa dược: - Từ 4000-5000 năm trước sử dụng thực vật để trị bệnh theo kinh nghiệm. - Thế kỷ thứ 4 trước CN: Hippokrates (Hy Lạp) đưa muối vào sử dụng để trị bệnh. - Thế kỷ thứ X và XI người Ba Tư đã đưa opi vào chữa ho, đưa Canhkina vào trị sốt rét. - Thế kỷ XVII, Canhkina vào Châu Âu, 1805: Serturner phân lập ra morphin, 1820 phân lập được quinin. - Thế kỷ XVIII dùng cây địa hoàng (foxglobe) điều trị bệnh tim. - Wohler 1828 tổng hợp ra cacbamit  mở đầu tổng hợp hữu cơ. - Một loạt các thuốc ra đời: 1.1.3. Tóm tắt về tình hình phát triển và hiện trạng của ngành dược và hóa dược Việt Nam 1. Từ thời hượng cổ đến thế kỷ thứ XVIII (kinh nghiệm, truyền miệng) - Từ ngàn xưa - Đời Hùng Vương (200 năm trước công nguyên) - Hơn 1000 năm phong kiến Trung Quốc 2. Thế kỷ thứ XIII và XIX (có sách vở ghi lại) - Chu Văn An (1292-1370): viết nhiều thuốc từ cây cỏ - Tuệ Tĩnh (Nguyễn Bá Tĩnh): Nam Dược thần diệu: 580 vị thuốc - Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông): 1720-1791: phát hiện thêm 300 vị thuốc nam, tổng hợp thêm 2854 phương thuốc dân tộc. -2- 3. Thời Pháp thuộc - Thuốc Tây xâm nhập - Đào tạo dược sĩ Đại học ở Việt Nam có từ năm 1930. 4. Sau cách mạng tháng tám - Tự lực cánh sinh là chính, không có thuốc ngoại - Tìm kiếm được nhiều bài thuốc, nhiều xưởng sản xuất thô sơ ra đời, các xưởng quân dược: CaCl2, cafein, morphine, dầu long não, NaCl tiêm, bột bó,… 5. Hoà bình lập lại - Hà Nội, Hải Phòng có 40 hiệu thuốc tư, toàn miền Bắc có khoảng 1000 đại lý thuốc Tây. - 1958: hình thành nền công nghiệp sản xuất dược phẩm. - 1961: thành lập 1 số nhà máy, xí nghiệp: XN Hoá dược-Thuỷ tinh, các XN dược TW-1,2,3. - 1964: Đại học Dược tách khỏi Đại học Y-Dược Hà Nội, Viện kiếm nghiệm, Viện Dược liệu được thành lập 6. Thời kỳ chiến tranh phá hoại miền Bắc - C ...

Tài liệu được xem nhiều: