Danh mục

Bài giảng Hóa học vô cơ - Đặng Kim Triết

Số trang: 54      Loại file: pdf      Dung lượng: 444.85 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng gồm các chương: Một số khái niệm cơ bản trong hóa học; Hiđro và những nguyên tố nhóm I; Nhóm II trong bảng hệ thống tuần hoàn; Nhóm III trong bảng hệ thống tuần hoàn; Nhóm IV trong bảng hệ thống tuần hoàn; Nhóm V trong bảng hệ thống tuần hoàn; Nhóm VI trong bảng hệ thống tuần hoàn; Nhóm VII trong bảng hệ thống tuần hoàn; Nhóm VIII trong bảng hệ thống tuần hoàn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Hóa học vô cơ - Đặng Kim Triết TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC BÀI GIẢNG HÓA HỌC VÔ CƠ Người soạn : ĐẶNG KIM TRIẾT Chương 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG HÓA HỌC1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG HÓA HỌC 1.1.1. Chất Chất có hai đặc tính quan trọng là đồng nhất và có thành phần xácđịnh. Mọi chất đều do nguyên tử tạo nên, nguyên tử cùng loại tạo nên đơnchất. Nguyên tử khác loại cấu tạo nên hợp chất. 1.1.2. Nguyên tử : Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏhơn được nữa về mặt hóa học. Nguyên tử có khối lượng, kích thước vô cùng bé và khác nhau. 1.1.3. Electron Là một phần của nguyên tử, luôn quay chung quanh hạt nhân, cókhối lượng rất bé so với khối lượng của nguyên tử và bằng 9,11 . 10–23g. 1.1.4. Hạt nhân nguyên tử Là do các hạt proton (p)và nơtron (n) cấu tạo nên số proton quyếtđịnh điện tích dùng của hạt nhân. 1.1.5. Nguyên tố hóa học Mỗi loại nguyên tử có hạt nhân mang cùng điện tích dương được gọilà nguyên tố hóa học. Nhiều nguyên tố là hỗn hợp của các đồng vị. 1.1.6. Phân tử Phân tử là hạt nhỏ nhất mà của một chất còn giữ nguyên tính chấthóa học của nó. Phân tử có thể do hai đến hàng ngàn nguyên tử liên kết với nhau. 1.1.7. Khối lượng nguyên tử Khối lượng nguyên tử bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử đồng vịcủa C, nó bằng 1,6603 . 10 –23g. 1.1.8. Khối lượng phân tử Khối lượng phân tử của một chất là khối lượng của một phân tử chấtđó tính bằng đơn vị khối lượng nguyên tử và bằng tổng khối lượng nguyêntử của các nguyên tố trong phân tử. 1.1.9. Nguyên tử gam Là lượng của một nguyên tố hóa học được tín bằng gam có giá trị vềsố bằng khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó. 1.1.11. Phân tử gam Là lượng chất được tính bằng gam và có giá trị về số bằng khốilượng phân tử của chất đó.1.2. NHỮNG THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA NGUYÊN TỬ 1.2.1. Năng lượng ion hóa Năng lượng tối thiểu cần để tách một electron ra khỏi nguyên tử khí. 1.2.2. Ái lực ion Ái lực electron của một nguyên tử là năng lượng của quá trìnhnguyên tử đó (ở trạng thái khí) kết hợp thêm một electron biến thành ionâm. 1.2.3. Độ âm điện Độ âm điện là khả năng của nguyên tử nguyên tố đó ở trong phân tửhút electron về phía nó.1.3. HỆ THỐNG TUẦN HOÀN VÀ NHỮNG TÍNH CHẤT CHUNGCỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 1.3.1. Định luật tuần hoàn của Mendeleep Năm 1869 Menđêlêep mới sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng củakhối lượng nguyên tử và tìm ra được cách hệ thống hóa các nguyên tố hóahọc một cách biện chứng. Cho tới nay, qua hơn 100 năm, bảng hệ thống tuần hòan được bổsung ngày càng đầy đủ. Cũng năm 1869, Menđêlêep công bố định luật tuầnhòan: Tính chất các đơn chất, thành phần và tính chất các hợp chất của cácnguyên tố hóa học biến thiên tuần hoàn theo chiều tăng của trọng lượngnguyên tử. Sau này dựa vào cấu trúc phân tử người ta phát biểu định luật nàymột cách chính xác hơn: Tính chất các đơn chất, thành phần và tính chất các hợp chất của cácnguyên tố hóa học biến thiên tuần hoàn theo chiều tăng điện tích hạt nhânnguyên tử. 1.3.2. Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố của Mendeleep +Ô: - Mỗi nguyên tố chiếm một ô trong bảng hệ thống tuần hoàn. - Số thứ tự của ô chính là số thứ tự của nguyên tố và cũng chính làđiện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó. Phân loại theo nhóm Số hiệu nguyên tử IV B Ký hiệu 22 Ti Titanium Tên Khối lượng nguyên tử 47,88 A1/B1 Độ axit / bazơ 2 Khối lượng riêng (g/cm ) 4,5 [A1]3d14s2 Cấu hình electron Nhiệt độ nóng chảy 1670 0 1,54 Độ âm điện 0 Nhiệt độ sôi 3289 hcp Cấu trúc tinh thể Trang thái oxy hóa 3,4 6,82 Thể ion hóa thứ nhấtĐộ axít/bazơ (A/B) cho biết tính axít, bazơ lưỡng tính của các hydroxyt caonhất. Chú ý : A3(B3) mạnh hơn A1, A2 (hay B1, B2). Cấu trúc tinh thể : fcc : lập phương diện tâm ; hcp : Lục giác xếpchặt ; bcc : lập phương thể tâm + Nhóm : - Nhóm là các cột đứng trong bảng hệ thống tuần hoàn. - Mỗi nhóm bao gồm những nguyên tố có cùng hóa trị dương caonhất đối với oxy và bằng số thứ tự của nhóm (tuy nhiên có một số trườnghợp ngoại lệ). - Trong cùng một nhóm, các nguyên tố có thể có tính chất lý tínhhoặc hóa tính giống nhau nhiều hoặc ít. - Các nguyên tố trong một nhóm lại chia hai phân nhóm. Phân nhómchính và phân nhóm phụ. + Phân nhóm : ...

Tài liệu được xem nhiều: