Danh mục

Bài giảng Hướng dẫn dự phòng bệnh lý mạch vành ở phụ nữ năm 2010

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 285.47 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Hướng dẫn dự phòng bệnh lý mạch vành ở phụ nữ năm 2010 - Gs.Ts. Phạm Gia Khải trình bày nội dung về tình hình bệnh lý tim mạch ở phụ nữ trên Thế giới, tình hình bệnh lý tim mạch ở phụ nữ, phân loại nguy cơ tim mạch ở phụ nữ, phân loại yếu tố nguy cơ tim mạch ỏ phụ nữ, hương dẫn dự phòng bệnh lý mạch vành ở phụ nữ, kiểm soát các yếu tố nguy cơ, thuốc điều trị,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Hướng dẫn dự phòng bệnh lý mạch vành ở phụ nữ năm 2010 HƯỚNG DẪN DỰ PHÒNG BỆNH LÝ MẠCH VÀNH Ở PHỤ NỮ NĂM 2010 Chủ biên: Gs.Ts. Phạm Gia Khải Tham gia biên soạn: Ts. Phạm Mạnh Hùng, Ths. Phạm Trần Linh, Ths. Phan Đình Phong Tình hình bệnh lý tim mạch ở phụ nữ trên Thế giới Trên toàn thế giới bệnh lý tim mạch đã vượt xa các bệnh nhiễm khuẩn nói chung và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Mỗi năm có tới 17,2 triệu người tử vong do bệnh lý tim mạch. Phụ nữ đang ngày càng phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch: bệnh lý mạch vành, tăng huyết áp,… Tại Hoa kỳ nguyên chính gây tử vong ở nữ giới là bệnh lý tim mạch chiếm tới 34,8%. Tại Trung Quốc tỷ lệ bệnh suất ở nữ giới cũng có xu hướng gia tăng ở nữ giới. Tỷ lệ rối loạn mỡ máu và tăng huyết áp ở phụ nữ từ 35 đến 74 tuổi là 53% và 25%. Tuổi thọ càng ngày càng được cải thiện, nền kinh tế công nghiệp hoá toàn diện thì gánh nặng bệnh lý tim mạch ở phụ nữ cũng ngày càng trở nên nghiêm trọng. So sánh nguyên nhân tử vong theo giới tại Hoa Kỳ năm 2010 Tỷ lệ bệnh ở Trung Quốc 1.6 1.4 1.2 1 Nữ 0.8 Nam 0.6 0.4 0.2 0 35-44 45-54 55-64 65-74 Tình hình bệnh lý tim mạch ở phụ nữ Việt Nam Điều tra dịch tễ học về tăng huyết áp 8 tỉnh thành trong toàn quốc: Tỷ lệ THA ở nam và nữ là 39,3% và 60,7%. Nghiên cứu về NMCT ở phụ nữ tại Viện Tim mạch thấy rằng: trong trường hợp nhồi máu cơ tim thì tỷ lệ bệnh nhân có sốc tim ở nữ giới cao hơn ở nam giới (13,3% và 10,7%).  Chỉ số tiên lượng nặng ở nữ giới cũng cao hơn ở nam giới (TIMI score 7,45 và 6,32).

Tài liệu được xem nhiều: