Danh mục

Bài giảng Kế toán tài chính 3: Phần 2 - TS. Nguyễn Hoàng

Số trang: 40      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.17 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Bài giảng Kế toán tài chính 3: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Kế toán nhập khẩu hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại; kế toán xuất khẩu hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kế toán tài chính 3: Phần 2 - TS. Nguyễn HoàngCHƯƠNG 3. KẾ TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HÓATRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI Mục tiêu của chương Học xong chương này, người học có khả năng: 1.Nắm rõ phương pháp hạch toán nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu trong doanhnghiệp thương mại kinh doanh xuất – nhập khẩu. 2. Trình bày thông tin về hàng nhập khẩu trên báo cáo tài chính. 3.1 Kế toán nhập khẩu trực tiếp 3.2 Kế toán nhập khẩu ủy thác 3.3 Trình bày thông tin về hàng nhập khẩu trên báo cáo tài chính3.1 Kế toán nhập khẩu trực tiếp3.1.1 Khái niệm Nhập khẩu trực tiếp là hoạt động của một doanh nghiệp có tư cách pháp nhânViệt Nam (nhà nhập khẩu) với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thông qua mua bántrong đó nhà nhập khẩu trực tiếp đứng ra đàm phán, ký kết hợp đồng với nhà xuấtkhẩu. Kế toán nhập khẩu hàng hóa là phương pháp theo dõi và phản ánh các giao dịchliên quan đến hai chủ thể trong nước và ngoài nước. Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là những mặt hàng trong nước chưa có hoặc chưasản xuất được, hoặc đã có những không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong xã hội cảvề số lượng, chất lượng, thị hiếu... Đối với doanh nghiệp, khái niệm hàng hóa nhậpkhẩu rất đa dạng: có thể là các loại nguyên, vật liệu; công cụ dụng cụ; máy móc thiếtbị, phương tiện vận tải... phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, vàcũng có thể các loại hàng hóa khác doanh nghiệp nhập khẩu về để kinh doanh thươngmại. Thủ tục tiến hành nhập khẩu: Để thực hiện một hợp đồng nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp thường phải tiếnhành các công việc sau: a. Làm thủ tục nhập khẩu theo quy định của nhà nước b. Thực hiện những công việc ban đầu của khâu thanh toán như: làm đơn xin mở L/C, thực thi ký quỹ,... nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C 55 c. Thuê phương tiện vận tải, nếu hợp đồng mua bán quy định hàng được giao ở nước xuất khẩu d. Mua bảo hiểm e. Làm thủ tục hải quan f. Nhận hàng g. Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu h. Khiếu nại về hàng hóa bị tổn thất, thiếu hụt không phù hợp với hợp đồng i. Thanh toán tiền hàng và thanh lý hợp đồng3.1.2 Nguyên tắc đánh giá Hàng nhập khẩu (nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định, hàng hóa)được tính giá như sau: Trị giá Giá mua Các loại thuế Chi phí Các khoảnhàng nhập = ghi trên + trực tiếp không + mua hàng – được giảm khẩu hóa đơn hoàn lại phát sinh trừ Trong đó: Các loại thuế trực tiếp không hoàn lại có thể bao gồm các loại thuế vàđược xác định như sau: - Thuế nhập khẩu: Giá tính thuế nhập khẩu thường tính trên giá CIF (Giá CIF = Cost, Insurance andFreight - Nghĩa là giá này đã bao gồm chi phí hàng hóa, bảo hiểm hàng hóa và tiền vậnchuyển hàng về tới cảng nhập khẩu nêu trong hợp đồng). Thuế nhập khẩu = Giá tính thuế nhập khẩu * Thuế suất thuế nhập khẩu - Thuế tiêu thụ đặc biệt: Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) phải nộp bằng với giá tính thuế TTĐB đối nhânvới thuế suất thuế TTĐB. Giá tính thuế TTĐB bằng giá tính thuế hàng nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩuphải nộp. Thuế tiêu thụ đặc biệt = (Giá tính thuế hàng nhập khẩu + Thuế nhập khẩu) * Thuếsuất thuế TTĐB - Thuế giá trị gia tăng: Thuế GTGT = Giá tính thuế GTGT * Thuế suất thuế GTGT Giá tính thuế GTGT bằng giá tính thuế hàng nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩuvà thuế TTĐB phải nộp. Kế toán nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu theo phương pháp kê khaithường xuyên 563.1.3 Chứng từ kế toán sử dụng Để phục vụ cho quá trình hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp, kế toán sửdụng các chứng từ sau: - Bộ chứng từ thanh toán, gồm: + Hợp đồng nhập khẩu hàng hoá (Contract) + Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice) + Vận tải đơn (Bill of lading - B/L) hoặc (Bill of air - B/A) + Đơn bảo hiểm (Insurance policy) + Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of quality) do Vinacontrol cấp (Cty CPGiám định Vinacontrol) + Bảng kê đóng gói bao bì (Packing List) + Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of Original) + Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với hàng nông sản, thực phẩm + Hối phiếu Hoặc các tài liệu khác kèm theo như: Biên bản quyết toán với tàu, Biên bản hưhỏng, tổn thất... - Ngoài bộ chứng từ thanh toán, còn có các chứng từ khác như: + Tờ khai hải quan + Thông báo thuế của Hải quan + Biên lai thu thuế + Phiếu nhập kho + Các chứng từ thanh toán3.1.4 Tài khoản kế toán sử dụng Để hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá trực tiếp trong các doanh nghiệpthương mại kinh doanh xuất - nhập khẩu, kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau: - Các tài khoản 156, 15 ...

Tài liệu được xem nhiều: