Danh mục

Bài giảng Kết cấu công trình xây dựng môi trường: Chương 1 - Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm

Số trang: 39      Loại file: pdf      Dung lượng: 789.64 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Kết cấu công trình xây dựng môi trường: Chương 1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Giới thiệu toàn bộ vật tư, thiết bị cho 1 công trình xử lý nước; Giới thiệu về quy trình thi công công trình xử lý nước; Kết cấu xây dựng bể chứa nước; Kết cấu hệ thống đường ống nước, khí; Đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kết cấu công trình xây dựng môi trường: Chương 1 - Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm KẾT CẤU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG ducndd@hufi.edu.vn CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NỘI DUNG CHÍNH • Giới thiệu toàn bộ vật tư, thiết bị cho 1 công trình xử lý nước. • Giới thiệu về quy trình thi công công trình xử lý nước. • Kết cấu xây dựng bể chứa nước. • Kết cấu hệ thống đường ống nước, khí. • Đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật. Giới thiệu 1 hệ thống xử lý nước • Các bạn hãy xem clip sau và thảo luận xem trong công trình này có những thành phần gì nhé. Giới thiệu về vật liệu xây dựng • Đây là những kiến thức cơ bản nhất về các loại vật liệu xây dựng và tính chất của chúng. • Các kiến thức này sẽ liên quan rất nhiều đến kết cấu công trình và công tác thi công. Khối lượng riêng • Khối lượng riêng là khối lượng của một đơn vị thể tích vật liệu hoàn toàn đặc (không có lổ rỗng) sau khi sấy ở nhiệt độ 105-110oC đến khối lượng không đổi. α = Gk V • Đơn vị: g/cm3, kg/l, t/m3 • Gk: Khối lượng mẫu thí nghiệm ở trạng thái khô. • Vα: Thể tích hoàn toàn đặc của mẫu thí nghiệm. Khối lượng riêng hỗn hợp G1  G 2  ...  G n   G1 G 2 Gn   ...  1 2 n • Khối lượng riêng của một số vật liệu thường gặp: • Đá thiên nhiên: 2,5-3 g/cm3 • Gạch ngói đất sét nung: 2,6-2,7 g/cm3 • Xi măng: 2,9-3,2 g/cm3 • Bê tông nặng: 2,5-2,6 g/cm3 • Vật liệu hữu cơ (gỗ, butin, chất dẻo,…): 0,9-1,6 g/cm3 Độ đặc độ rỗng • Độ đặc hay mật độ của vật liệu là tỷ số giữa phần hoàn toàn đặc so với thể tích tự nhiên của mẫu vật liệu. Độ đặc kí hiệu là đ, đơn vị thường tín là %. • Độ rỗng là tỉ lệ thể tích giữa phần rỗng so với thể tích tự nhiên của vật liệu. Độ đặc, độ rỗng Va Va / G k a đ  x100  k x100  x100 % Vo Vo / G o Vr (Vo  V a ) a r x100  x100  1  đ  (1  ) x100 % Vo Vo o • Va: Phần thể tích hoàn toàn đặc của mẫu thí nghiệm. • Vo: Phần thể tích tự nhiên của mẫu thí nghiệm. • Vr: Phần thể tích rỗng của mẫu thí nghiệm Độ ẩm • Độ ẩm là tỷ lệ nước có tự nhiên trong vật liệu tại thời điểm thí nghiệm. Kí hiệu: W • Độ ẩm được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng nước tự nhiên trong mẫu vật liệu so với khối lượng mẫu vật liệu ở trạng thái khô. tn k Gn (G tn vl  G vl ) W  k x100  k x100 G vl G vl • Gtnvl: Khối lượng mẫu ở trạng thái tự nhiên. • Gkvl: Khối lượng mẫu ở trạng thái khô. Nhiệt dung, tỷ nhiệt • Nhiệt dung là nhiệt lượng mà vật liệu thu được sau khi đun nóng. Kí hiệu: Q • Nhiệt dung được tính theo công thức: • Q=CG(t2-t1), Cal • Trong đó: C: tỷ nhiệt, Cal/kgoC • G: Khối lượng vật liệu được đun nóng, kg • T1: Nhiệt độ vật liệu trước khi đun nóng. oC • T2: Nhiệt độ vật liệu sau khi đun nóng. oC Tỷ nhiệt • Tỷ nhiệt là nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg vật liệu để nó tăng lên 1oC Q C G (t 2  t1 ) • Trong đó: • Q: Khối lượng thu sau khi được đun nóng, Kcal • G: Khối lượng vật liệu được đun nóng, kg • T1: Nhiệt độ vật liệu trước khi đun nóng. oC • T2: Nhiệt độ vật liệu sau khi đun nóng. oC Tính chống cháy • Tính chống cháy là khả năng của vật liệu chịu được tác dụng trực tiếp của ngọn lửa trong một khoảng thời gian nhất định mà không được phá hoại. • Vật liệu không cháy, không bị biến dạng. • Vật liệu không cháy nhưng có thể biến dạng. • Vật liệu khó cháy. • Vật liệu dễ cháy. Ví dụ về tính chống cháy các loại vật liệu Tính chịu nhiệt • Tính chịu nhiệt là khả năng của vật liệu chịu tác dụng của nhiệt độ cao trong một thời gian dài mà không bị phá hủy (thường bị cháy). • Vật liệu được chia thành 3 nhóm: • + Vật liệu chịu nhiệt: chịu được tác dụng của nhiệt độ hơn 1580oC. • + Vật liệu khó cháy: chịu được tác dụng của nhiệt độ từ 1350-1580oC. • + Vật liệu dễ cháy: chịu được tác dụng của nhiệt độ dưới 1350oC. Tính biến dạng • Tính biến dạng là tính chất của vật liệu bị thay đổi hình dáng và kích thước dưới tác dụng của tỷ trọng. • Thực chất của biến dạng là khi chịu tác dụng của ngoại lực các phân tử sẽ thay đổi vị trí cân bằng và có chuyển vị tương đối. Phân loại biến dạng Căn cứ vào khả năng phục hồi biến dạng Căn cứ vào thời điểm xuất hiện biến dạng khả năng phục hồi biến dạng • Biến dạng đàn hồi là biến dạng bị triệt tiêu hoàn toàn khi bỏ ngoại lực tác dụng. • Tính chất hồi phục về hình dáng và kích thước ban đầu của vật liệu sau khi bỏ ngoại lực gọi là tính đàn hồi. • Biến dạng dẻo là biến dạng không bị triệt tiêu hoàn toàn kho bỏ ngoại lực tác dụng. Ví dụ về biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo thời điểm xuất hiện biến dạng • Biến dạng tức thời: Biến dạng xuất hiện ngay sau khi đặc lực. • Biến dạng thời gian: Biến dạng chỉ xuất hiện sau một thời gian đặt lực. Phân loại vật liệu theo biến dạng • Vật liệu có tính dẻo: là vật liệu mà từ khi đặt lực cho đến khi bị phá hoại quan sát được biến dạng dẻo rất rõ ràng. VD, thép ít Cabon, bitum,… • Vật liệu có tính giòn: là vật liệu mà từ khi đặt lực cho đến trước khi bị phá hoại không thấy được biến dạng một cách rõ ràng. VD: Gang, đá thiên nhiên, gạch, đất sét nung, … • Các bạn có 2 phút để search loại vật liệu sau: • Thép ít cacbon, gang • Bitum • ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: