Danh mục

Bài giảng Khái quát Văn học Việt Nam sau 1975

Số trang: 25      Loại file: ppt      Dung lượng: 965.00 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Khái quát Văn học Việt Nam sau 1975 giới thiệu tới các bạn những nội dung về bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa Việt Nam sau 1975; quá trình vận động của nền Văn học Việt Nam sau 1975; những đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam sau 1975.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Khái quát Văn học Việt Nam sau 1975KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975 I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ, XÃ HỘI, VĂN HÓA VIỆT NAM SAU 1975 Kỷ nguyên hòa bình, thống nhất và sự trở lại của cuộc sống đời thường, những khát vọng hạnh phúc, tự do muôn thuở của con người cá nhân. Cơ chế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế - văn hóa:- Sự chấm dứt của nền văn hóa bao cấp và sự trở lại của đời sống văn học dân chủ, mang tính cạnh tranh.- Sự du nhập ồ ạt của những luồng tư tưởng, văn hóa hiện đại trên thế giới.- Sự hình thành của một công chúng đọc đa dạng, với thị hiếu thẩm mỹ phức tạp. II. QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 19751. 1975 – 1985: Giai đoạn chuyển tiếp từ nền văn học cách mạng trong chiến tranh sang nền văn học thời hậu chiến. Sau ngày đất nước thống nhất, lịch sử VN chuyển qua một thời đại mới, nhưng văn học nghệ thuật vẫn vận động theo quán tính của văn học thời chiến, với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Diễn ra sự vận động ngầm của đời sống văn học, với những trăn trở vật vã, tìm tòi thầm lặng ở một số nhà văn mẫn cảm với đòi hỏi của cuộc sống và có ý thức trách nhiệm cao về ngòi bút của mình. Đó là những người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học. Tác phẩm tiêu biểu: kịch Rừng trúc (1978) và Nguyễn Trãi ở Đông Quan (1979) của Nguyễn Đình Thi, tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985) của Nguyễn Minh Châu, tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm (1981) của Nguyễn Khải, kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt (1984), Tôi và chúng ta (1985) của Lưu Quang Vũ, tập thơ Ánh trăng (1984) của Nguyễn Duy, tập thơ Tự hát (1984) của Xuân Quỳnh, tập thơ Hoa trên đá (1984) của Chế Lan Viên, tập thơ Người đàn bà ngồi đan (1985) của Ý Nhi… Ánh trăng (Nguyễn Duy)Hồi nhỏ sống với đồng Thình lình đèn điện tắtvới sông rồi với biển phòng buyn-đinh tối omhồi chiến tranh ở rừng vội bật tung cửa sổvầng trăng thành tri kỷ đột ngột vầng trăng trònTrần trụi với thiên nhiên Ngửa mặt lên nhìn mặthồn nhiên như cây cỏ có cái gì rưng rưngngỡ không bao giờ quên như là đồng là bểcái vầng trăng tình nghĩa như là sông là rừngTừ hồi về thành phố Trăng cứ tròn vành vạnhquen ánh điện cửa gương kể chi người vô tìnhvầng trăng đi qua ngõ ánh trăng im phăng phắcnhư người dưng qua đường đủ cho ta giật mình 1978 Tự hát (Xuân Quỳnh)Chả dại gì em ước nó bằng vàngTrái tim em, anh đã từng biết đấy Mùa thu nay sao bão giông nhiềuAnh là người coi thường của cải Những cửa sổ con tàu chẳng đóngNên nếu cần anh bán nó đi ngay Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anhEm cũng không mong nó giống mặt trờiVì sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống Em lo âu trước xa tắp đường mìnhLại mình anh với đêm dài câm lặng Trái tim đập những điều không thể nóiMà lòng anh xa cách với lòng em Trái tim đập cồn cào cơn đói Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơnEm trở về đúng nghĩa trái timBiết làm sống những hồng cầu đã chết Em trở về đúng nghĩa trái-tim-emBiết lấy lại những gì đã mất Là máu thịt, đời thường ai chẳng cóBiết rút gần khoảng cách của yêu tin Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi.Em trở về đúng nghĩa trái-tim-em 1984Biết khao khát những điều anh mơ ướcBiết xúc động qua nhiều nhận thứcBiết yêu anh và biết được anh yêu II. QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 19752. 1986 – 1991: Đổi mới toàn diện và sôi nổi trên tất cả mọi lĩnh vực của văn học nghệ thuật. Từ năm 86 trở đi, những cuộc tranh luận về văn học diễn ra sôi nổi nhờ bầu không khí tương đối dân chủ, lành mạnh, tạo nên sự khởi sắc và đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt trong sáng tác văn học cũng như mọi lĩnh vực nghệ thuật khác. Một loạt phóng sự về những thực trạng nhức nhối trong xã hội, đặc biệt là tình hình ở nông thôn: Lời khai của bị can (1987) của Trần Huy Quang, Tiếng kêu cứu của một vùng văn hóa (1988) của Võ Văn Trực, Cái đêm hôm ấy đêm gì... (1987) của Phùng Gia Lộc… Truyện ngắn và tiểu thuyết nở rộ, tập trung phản ánh những xung đột, khủng hoảng dữ dội của xã hội và tâm hồn con người: tiểu thuyết Thời xa vắng (1986) của Lê Lựu, tập truyện ngắn Tướng về hưu (1988) của Nguyễn Huy Thiệp, tiểu thuyết Bến không chồng (1990) của Dương Hướng, tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma (1990) của Nguyễn Kh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: