Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science., 2010, Vol. 55, N◦ . 5, pp. 71-76 OAN VÀ GIẢI OAN TRONG TRUYỆN NGHIỆP OAN CỦA ĐÀO THỊ CỦA NGUYỄN DỮ Trần Thị Thu Hiền Học viện Phụ nữ Việt Nam1. Đặt vấn đề Truyện Nghiệp oan của Đào Thị là một trong 11 truyện viết về đề tài phụ nữcủa Nguyễn Dữ. Đây là câu chuyện kể về số phận bi thương của người phụ nữ. Kiếpsống của Đào Thị phong phú, phức tạp và không giống bất kỳ nhân vật phụ nữnào trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Nếu cái chết của Nhị Khanh (trongtruyện Người nghĩa phụ ở Khoái Châu) và của Vũ Thị Thiết (trong truyện Ngườicon gái Nam Xương) và của nhiều nhân vật khác trong Truyền kỳ mạn lục chỉ làsự chuyển hoá giữa hai giai đoạn: từ cuộc đời tạm bợ ở cõi trần sang cuộc đời vĩnhhằng ở cõi thần thì cái chết của Đào Thị là kết quả của cuộc đời thăng trầm ở haigiai đoạn: giai đoạn làm người và giai đoạn làm ma. Kết cục của Đào Thị là kếtcục bi thảm của con người tài hoa không chịu nhẫn nhục và luôn luôn vùng dậy đểgiằng lấy sự sống.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Nỗi oan của Đào Thị Trước hết, nỗi oan của Đào Thị là nghiệp chướng: vận vào thân, đeo bám lấysố phận người phụ nữ tài hoa bạc mệnh, khiến oan chồng lên oan. Đào Thị vốn là người phụ nữ tài hoa. Xuất thân là người con gái xinh đẹp,vừa là một danh kỹ vừa “thông hiểu âm luật và chữ nghĩa”. Thời phong kiến, nhữngngười con gái thông minh, giỏi chữ nghĩa như Đào Thị không nhiều. Vì thế, nàngđược tuyển vào làm cung nhân, hàng ngày chầu vua ở tiệc rượu hay chiếu bạc, đượcvua khen ngợi, gọi một cách đáng yêu là A Hàn Than. Nhưng Đào Thị cũng đại diện kiếp phụ nữ bạc mệnh. Vua Dụ Tông qua đời,đang từ một cung nhân, Hàn Than bị thải ra ngoài phố. Thời điểm xuân sắc trẻtrung nhất của Hàn Than là ở nơi cung cấm, phục vụ nhà vua. Vua mất đi, HànThan không còn chỗ đứng, chỗ dựa. Nàng bị thải ra ngoài như bao nhiêu cung nhânkhác bởi vị vua mới không dùng lại cung nhân của vị vua cũ và cũng có thể mộtlớp cung nhân mới vào trẻ trung, xuân sắc và tài tình hơn. 71 Trần Thị Thu Hiền Bị thải ra ngoài, Hàn Than “thường đi lại nhà quan Hành Khiển là NguỵNhược Chân”. Bà vợ quan “không có con, tính lại hay ghen, ngờ Hàn Than tư thôngvới chồng, bắt nàng, đánh một trận rất tàn nhẫn”. Thực ra bà vợ quan Hành Khiểnchỉ “ngờ” Hàn Than có hành vi “tư thông” với chồng mình bởi hoàn cảnh thực tế:bà “không có con”, bản tính “lại hay ghen”. Còn việc đó có mười mươi hay không thìchưa có chứng cứ để khẳng định. Vậy mà Hàn Than đã bị một trận đòn nhừ tử. Công bằng mà nói, việc Hàn Than bị đánh đòn một phần cũng bởi lỗi ở cô.Trước khi đi lại nhà quan Hành Khiển, nàng phải biết vợ chồng quan chưa có con,tính vợ quan lại hay ghen. Vậy thì nàng phải kín kẽ, tránh để sự hiểu lầm xảy ra.Bà vợ quan biết gốc tích của nàng “vốn là một cung nhân, bị thải ra ngoài” nên đãnảy sinh mối ngờ vực. Hành vi “thường đi lại nhà quan” của Hàn Than khiến mốingờ vực của bà vợ quan càng dày thêm. Tất yếu là cơn ghen bùng phát và bà vợquan phải tìm cách để hả cơn ghen. Hơn nữa, bà vợ quan ghen với Hàn Than bởinàng giỏi giang, có tài hơn bà. Nàng vốn là một danh kỹ, giỏi âm luật và thạo thơphú. Nhưng cuối cùng, nàng phải hứng chịu trận đòn tơi tả. Đúng là: Nghĩ đời mà ngán cho đời, Tài tình chi lắm cho trời đất ghen. [1;câu 2153-2154]. Và: Có tài mà cậy chi tài, Chữ tài liền với chữ tai một vần. [1;câu 3247-3248] Thói đời, “Ghen tuông thường đa nghi, mà đa nghi dễ dẫn đến định kiến. Dođó chỉ cần một cớ rất nhỏ, có khi hết sức mơ hồ, thậm chí chẳng cần một cớ gì cũngcó thể tưởng tượng ra thành sự việc nghiêm trọng . . . và oan khiên giáng xuống”[3]. Ngày trước ở trong cung cấm, Hàn Than đã quen với việc sớm tối hầu rượu,đối đáp thơ phú với vua Dụ Tông. Nên khi bị thải ra ngoài, thói quen đó không bỏđược. Việc nàng “thường đi lại” nhà quan Hành Khiển như một động thái duy trìthói quen cũ bởi gặp được người “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, bởiniềm đam mê văn chương của những người “cùng hội cùng thuyền”. Hàn Than cùngvới Hành Khiển đối đáp thơ phú như những hàng “tao nhân mặc khách”, là niềmvui, thể hiện sự thanh tao, nho nhã. Vậy mà bà vợ quan đã hiểu sai lệnh mối quanhệ này, đã xử sự bằng thói đàn bà tồi tệ: “đánh ghen”. Hàn Than vốn mang trongmình tài văn chương cao ngạo nhưng tâm lý “đàn bà” vẫn ngự trị, bị đánh ghen vôcớ thì “tức tối vô cùng” và cũng đối đáp lại vợ quan bằng thói đàn bà thường tình:“đem trâm hoa bằng vàng ngọc bán đi để thuê thích khách vào nhà Nhược Chân ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học xã hội Nghiệp oan của Đào Thị Nguyễn Dữ Truyền kỳ mạn lục Văn học Việt Nam Oan và giải oanTài liệu cùng danh mục:
-
Tìm hiểu về Nam bộ xưa và nay: Phần 2
243 trang 371 0 0 -
8 trang 348 0 0
-
8 trang 315 0 0
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Bộc Nhiêu (1946-2015): Phần 1
110 trang 305 0 0 -
Nghiên cứu lý luận tôn giáo của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm qua (1991-2021)
16 trang 300 0 0 -
Tìm hiểu Non nước Việt Nam: Sắc hương Bắc bộ - Phần 1
241 trang 273 0 0 -
15 trang 251 0 0
-
Ebook Lịch sử tư tưởng Nhật Bản: Phần 2
170 trang 236 0 0 -
9 trang 225 0 0
-
Ebook Lịch sử triết học Phương Đông (Tập 1): Phần 1 - Nguyễn Đăng Thục
204 trang 219 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 20 0 0 -
94 trang 17 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 18 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 17 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 20 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 17 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 18 0 0 -
39 trang 18 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 18 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 18 0 0