Danh mục

Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính: Chương 2 - Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền

Số trang: 49      Loại file: pdf      Dung lượng: 748.05 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ khi tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (49 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính: Chương 2 - Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền với mục tiêu nhằm giá mức đ̣ộ hiệu lực hay yếu kém của HTKSNB chu kỳ BH-TT; xác nhận đ̣ộ tin cậy- tính trung thực hợp lý của các thông tin doanh thu, phải thu, tiền thu từ hoạt động bán hàng, các khoản giảm trừ của chu kỳ BH-TT. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính: Chương 2 - Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Chƣơng 2 KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG – THU TIỀN NỘI DUNG CHƢƠNG 2 2.1: Mục tiêu và căn cứ kiểm toán chu kỳ BH-TT 2.2: Khảo sát về kiểm soát nội bộ chu kỳ BH-TT 2.3: Khảo sát cơ bản chu kỳ BH-TT 2.4: Tổng hợp kết quả kiểm toán chu kỳ BH-TT 2.1 MỤC TIÊU VÀ CĂN CỨ KIỂM TOÁN CHU KỲ BÁN HÀNG -THU TIỀN 2.1.1. Mục tiêu kiểm toán chu kỳ BH-TT 2.1.2. Căn cứ kiểm toán chu kỳ BH-TT 2.1.1. Mục tiêu kiểm toán chu kỳ BH-TT 2.1.1.1 Các thông tin tài chính có liên quan 2.1.1.2 Mục đích kiểm toán 2.1.1.1 Các thông tin tài chính có liên quan đến chu kỳ BH-TT  Chu kỳ thƣờng đƣợc bắt đầu bằng việc nhận một đơn đặt mua hàng và kết thúc là việc chuyển giao hàng hóa cho khách hàng và ghi sổ nghiệp vụ các h.động b.hàng.  Các thông tin liên quan đến hoạt động bán hàng là: doanh thu, phải thu, các khoản giảm trừ, tiền thu về, giá vốn, các chi phí liên quan đến hoạt động bán hàng…  Thông tin chủ yếu mà KTV cần phải đƣa ra ý kiến xác nhận và đi sâu kiểm toán là thông tin về doanh thu, phải thu, các khoản giảm trừ. Các thông tin khác sẽ đƣợc đề cập ở các chƣơng liên quan. 2.1.1.1 Mục tiêu kiểm toán chu kỳ BH-TT * Mục tiêu kiểm toán tổng quát chu kỳ BH-TT: + Đánh giá mức độ hiệu lực hay yếu kém của HTKSNB chu kỳ BH-TT + Xác nhận độ tin cậy- tính trung thực hợp lý của các thông tin doanh thu, phải thu, tiền thu từ hoạt động bán hàng, các khoản giảm trừ của chu kỳ BH-TT 2.1.1.1 Mục tiêu kiểm toán chu kỳ BH-TT * Mục tiêu cụ thể cần phải thu thập bằng chứng để chứng minh: + Thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp về sự thiết kế và vận hành của các chính sách, quy chế KSNB, bao gồm: - Đánh giá việc xây dựng (thiết kế) các quy chế kiểm soát nội bộ trên các khía cạnh tồn tại, đầy đủ, phù hợp; - Đánh giá việc thƣc hiện (vận hành) các quy chế kiểm soát nội bộ trên các khía cạnh hiệu lực và hiệu lực liên tục. + Thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp về các khía cạnh CSDL của nghiệp vụ và số dƣ tài khoản bao gồm: - Các thông tin liên quan đến các nghiệp vụ trên các khía cạnh: Phát sinh; Đánh giá; Sự tính toán; Đầy đủ; Đúng đắn; Đúng kỳ - Các thông tin liên quan đến số dƣ PTKH trên các khía cạnh: Sự hiện hữu; Quyền lợi ; Đánh giá; Sự tính toán; Đầy đủ; Đúng đắn; Cộng dồn (Tổng hợp); Công bố 2.1.2. Căn cứ kiểm toán chu kỳ BH-TT (1) BCTC (chủ yếu là BCĐKT, BCKQKD) (2) Sổ hạch toán (sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết, sổ tác nghiệp liên quan đến doanh thu, phải thu và giảm trừ). -> Mẫu sổ, loại sổ tuỳ thuộc vào đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp và hình thức kế toán doanh nghiệp. (3) Các chứng từ kế toán có liên quan đến chu kỳ này nhƣ: HĐBH, chứng từ vận chuyển, phiếu xuất kho, chứng từ thu tiền, các chứng từ liên quan đến giảm trừ (chứng từ nhập lại kho, chứng từ liên quan đến chiết khấu) (4) Các hồ sơ tài liệu liên quan khác: (liên quan đến hoạt động bán hàng nhƣ ĐĐH, HĐTM) (5) Các chính sách, quy định về thủ tục kiểm soát nội bộ liên quan đến hoạt động bán hàng (6) Các tài liệu khác nhƣ: sơ đồ chu kỳ BH-TT (quá trình bán hàng), sơ đồ tài khoản kế toán (do đơn vị hoặc KTV phác hoạ ra) 2.2 KHẢO SÁT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU KỲ BÁN HÀNG -THU TIỀN 2.2.1 Các bƣớc công việc và chức năng kiểm soát 2.2.2 Khảo sát về Kiểm soát nội bộ 2.2.1. Các bƣớc công việc và chức năng kiểm soát Bán hàng là 1 quy trình có mục đích thống nhất, song phƣơng thức thực hiện mục đích rất đa dạng. => Với mỗi phƣơng thức này, trình tự quá trình bán hàng diễn ra khác nhau -> các thủ tục giao nhận, thanh toán, tổ chức công tác kế toán cũng khác nhau. Do đó quá trình KSNB của DN khác nhau => nội dung và cách thức kiểm toán cụ thể cũng khác nhau. => Với mỗi loại hình DN, cơ cấu các chức năng và chứng từ về bán hàng và thu tiền cũng có những điểm khác nhau và đòi hỏi phải cụ thể hóa trong từng cuộc kiểm toán. => Vì vậy việc nắm vững các chức năng của chu kỳ bán hàng, thu tiền ở doanh nghiệp cho phép KTV hiểu biết về quy trình KSNB trong chu kỳ này cũng nhƣ thiết lập các thử nghiệm tuân thủ (kiểm tra chi tiết về kiểm soát0 và thử nghiệm cơ bản (kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dƣ tài khoản) đối với các khoản mục có liên quan. Trong chu kỳ BH-TT, Kiểm soát của DN phải thực hiện qua các khâu, các bƣớc công việc nhất định. Trong từ khâu, các b ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: