Danh mục

Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Bài 3: Môi trường kinh doanh quốc tế

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 924.73 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Bài 3: Môi trường kinh doanh quốc tế" với các kiến thức những nhân tố quốc tế tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp; phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài và quản trị các chức năng kinh doanh cơ bản; quản lý các rủi ro do môi trường kinh doanh quốc tế đem lại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Bài 3: Môi trường kinh doanh quốc tế Bài 3: Môi trường kinh doanh quốc tế BÀI 3 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. Nguyễn Thị Hường (Chủ biên) (2001), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Tập 1, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Hường (Chủ biên) (2003), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Tập 2, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. 3. Ball D. A, Geringer J. M, Minor M. S, McNett J. M, (2010), International Business – The Challenge Of Global Competition, McGraw – Hill/Irwin. 4. Hill, Charles W. T. (2001), Kinh doanh toàn cầu ngày nay, Sách biên dịch, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 5. Wild, J. J, Kenneth L. Wild, J. C. Y. Han (2000), International Business: An Integrated Approach, Prentice Hall, New Jersey 07458.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Trang Web môn học. Nội dung Bài 3 trong Học phần Kinh doanh quốc tế nghiên cứu những vấn đề liên quan đến các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh quốc tế như Thương mại và đầu tư quốc tế, tài chính quốc tế; Liên kết kinh tế khu vực tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, những công việc mà các doanh nghiệp cần thực hiện khi tham gia kinh doanh quốc tế như lựa chọn thị trường, chiến lược, phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài và quản trị các chức năng kinh doanh cơ bản; Quản lý các rủi ro do môi trường kinh doanh quốc tế đem lại. Mục tiêu  Giúp sinh viên tìm hiểu những nhân tố quốc tế tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp (môi trường kinh doanh quốc tế);  Giúp sinh viên nghiên cứu các vấn đề chính sách, thực tiễn vận động của các dòng hàng hóa (Thương mại quốc tế), tư bản (FDI, thị trường tài chính quốc tế) và các khuôn khổ hợp tác quốc tế (Liên kết kinh tế khu vực). IBS100_Bai3_v1.0013111230 49 Bài 3: Môi trường kinh doanh quốc tế Tình huống dẫn nhập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (viết tắt là AFTA – ASEAN Free Trade Area) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0 – 5%, loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước. Hiệp định về AFTA được ký kết vào năm 1992 tại Singapore. Ban đầu chỉ có sáu nước là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philipine, Singapore và Thái Lan (gọi chung là ASEAN – 6). Các nước Campuchia, Lào, Myanma, Việt Nam được yêu cầu tham gia AFTA khi được kết nạp vào khối này. Việt Nam tham gia chương trình AFTA từ ngày 1 tháng 1 năm 1996. Việt Nam đồng ý cắt giảm thuế quan xuống mức 0% vào năm 2015 và chậm nhất là 2018. 1. Các dòng Thương mại và Đầu tư trong ASEAN sẽ thay đổi như thế nào dưới tác động của AFTA? 2. Sự thay đổi của các dòng Thương mại và Đầu tư này sẽ tác động như thế nào tới hoạt động thương mại và đầu tư tại Việt Nam? 50 IBS100_Bai3_v1.0013111230 Bài 3: Môi trường kinh doanh quốc tế 3.1. Thương mại quốc tế 3.1.1. Tổng quan về thương mại quốc tế TMQT theo cách hiểu truyền thống là hoạt động buôn bán hoặc trao đổi hàng hóa vượt qua biên giới các quốc gia. Sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế ngày nay đã dẫn đến sự mở rộng trong khái niệm về TMQT. TMQT theo cách hiểu ngay nay thì hàng hóa được trao đổi bao hàm cả nghĩa là hàng hóa vô hình (dịch vụ). TMQT mở ra những cơ hội mới cho tất cả các quốc gia, doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn thế giới.  Cơ hội mở rộng thị trường của các doanh nghiệp;  Đa dạng hóa và tăng quy mô tiêu dùng;  Tạo ra công ăn việc làm ở nhiều nước; Các lợi ích do TMQT mang lại cũng như sự phân chia các lợi ích ấy như thế nào; cơ sở nào để có được các lợi ích đó… đều đã được các nhà nghiên cứu tìm cách giải thích trong các lý thuyết về thương mại quốc tế. 3.1.2. Lý thuyết thương mại quốc tế Hệ thống các học thuyết kinh tế có đề cập đến thương mại quốc tế, nội dung cơ bản của các học thuyết này cũng như một số hạn chế của nó trong việc giải thích về các dòng thương mại quốc tế được tóm lược trong bảng 3.1 dưới đây. Bảng 3.1: Tóm lược một số nội dung lý thuyết thương mại quốc tế điển hình Lý Nội dung Hạn chế thuyết 1. Chủ Cho rằng một nước cần duy trì cán cân thương mại TMQT là trò chơi có tổng lợi ích nghĩa thặng dư để gia tăng lượng của cải (vàng, bạc, bằng 0. trọng kim loại quý khác). Và chính phủ cần can thiệp Làm TMQT bị thu hẹp thông qua thương nhằm thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu của những tư tưởng về bảo hộ thương quốc gia. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: