Danh mục

Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Bài 5: Quản trị hoạt động kinh doanh quốc tế

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.07 MB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Bài 5: Quản trị hoạt động kinh doanh quốc tế" được biên soạn nhằm cung cấp đến người học các kiến thức về tìm kiếm địa điểm kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh quốc tế; những chức năng kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, quản trị nguồn nhân lực và quản trị tài chính quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Bài 5: Quản trị hoạt động kinh doanh quốc tế Bài 5: Quản trị hoạt động kinh doanh quốc tế BÀI 5 QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ Hướng dẫn học  Bài 5 trong học phần Kinh doanh quốc tế nghiên cứu cách thức và kỹ năng của quản trị hoạt động kinh doanh quốc tế. Các kỹ năng quản trị marketing, lựa chọn phương thức thâm nhập và chiến lược đã được trình bày trong bài 4. Bài này nhấn mạnh vào 3 nội dung chính là các quyết định tự sản xuất hay mua ngoài (outsourcing), chọn địa điểm bố trí mạng sản xuất toàn cầu (offshoring), quản trị nhân sự quốc tế và quản trị tài chính quốc tế.  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. Nguyễn Thị Hường (Chủ biên) (2001), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Tập 1, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Hường (Chủ biên) (2003), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Tập 2, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. 3. Ball D. A, Geringer J. M, Minor M. S, McNett J. M, (2010), International Business – The Challenge Of Global Competition, McGraw-Hill/Irwin. 4. Hill, Charles W. T. (2001), Kinh doanh toàn cầu ngày nay, Sách biên dịch, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 5. Wild, J. J, Kenneth L. Wild, J. C. Y. Han (2000), International Business: An Integrated Approach, Prentice Hall, New Jersey 07458.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Trang Web môn học. Nội dung Nội dung chính của bài 6 là xem xét vấn đề tìm kiếm địa điểm kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh quốc tế (offshoring), lựa chọn sản xuất hay mua ngoài (outsourcing). Vấn đề quản trị những chức năng kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, cụ thể bao gồm quản trị toàn cầu sản xuất, quản trị marketing và phát triển sản phẩm mới, quản trị nguồn nhân lực và quản trị tài chính quốc tế. Việc thực hiện có hiệu quả các chức năng kinh doanh cơ bản này sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh thành công trong điều kiện môi trường kinh doanh quốc tế. Mục tiêu  Giúp sinh viên hiểu những vấn đề quản trị quốc tế đặc thù như outsourcing (mua ngoài), Offshoring (chuyển nhà máy ra nước ngoài tạo thành mạng sản xuất toàn cầu), các chính sách nhân sự đặc thù như vị chủng, đa chủng… quản lý vốn quốc tế và ngoại hối…  Trang bị cho sinh viên kỹ năng quản trị các hoạt động kinh doanh quốc tế như về cách thức và điều kiện quyết định sản xuất hay mua ngoài, quyết định phân tán hay tập trung sản xuất, vận dụng các chính sách nhân sự và cách quản trị nhân sự quốc tế với những đặc thù về cú sốc văn hóa, cách chuyển giá, vay nối tiếp và quản lý ngoại hối… IBS100_Bai5_v1.0013111213 89 Bài 5: Quản trị hoạt động kinh doanh quốc tế Tình huống dẫn nhập Nissan quyết định mua linh kiện từ các nhà cung cấp Trung Quốc “Người Nhật đang phải dựa vào các đối tác Trung Quốc để đối phó với cuộc khủng hoảng”- Trả lời Reuters, Shouhei Yamazaki - Phó Chủ tịch cấp cao tại địa phương của liên doanh Nissan - Dongfeng - cho rằng các bộ phận sản xuất tại Trung Quốc đang có giá thành khá rẻ, ví dụ như bộ phận đèn đuôi trên xe Nissan Venucia đã tiết kiệm được 40% so với hàng nhập. Hiện nay, các bộ phận được làm tại Trung Quốc chiếm 15-20% giá trị xe và Nissan đang muốn thúc đẩy lên hơn 35%. 1. Tại sao Nissan quyết định mua ngoài linh kiện ô tô thay vì tự sản xuất trong giai đoạn khủng hoảng? 2. Lý do gì Nissan đặt nhà máy tại Trung Quốc. 90 IBS100_Bai5_v1.0013111213 Bài 5: Quản trị hoạt động kinh doanh quốc tế 5.1. Quản trị sản xuất trong kinh doanh quốc tế 5.1.1. Lựa chọn địa điểm sản xuất – tập trung hay phân tán Nhân tố về môi trường quốc gia  Nhân tố văn hoá: phong tục tập quán, tư duy làm ăn ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn địa điểm sản xuất và di chuyển nhà máy. Khi có sự tương đồng thì việc lực chọn phân tán sản xuất sang các nước này sẽ thuận lợi hơn và dễ dàng phối hợp và quản lý trong chuỗi giá trị và cung ứng toàn cầu. Khi tổ chức mạng sản xuất toàn cầu sẽ cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị trong mạng, nếu có sự tương đồng về phong tục, tập quán và tư duy làm ăn sẽ là điều kiện tốt nhất để lựa chọn địa điểm sản xuất trên phạm vi toàn cầu. Điều đó cho thấy rất nhiều sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam phải bán hàng qua các công ty Đài Loan hay Hàn Quốc, Singapore vì các nhà quản trị này có tư duy và phong cách làm tương đồng với người Mỹ hơn.  Nhân tố về chính trị và luật pháp: Sự ràng buộc trách nhiệm pháp lý, sự ổn định chính trị và hàng rào thuế quan và phi thuế quan, các qui định về quản lý ngoại hối… sẽ quyết định việc lựa chọn đặt nhà máy sản xuất trong mạng sản xuất toàn cầu. Hãng Canon đã chọn Việt Nam để xây nhà máy lớn nhất thế giới về sản xuất máy in thì sẽ không đầu tư vào Lào và Cam-pu-chia nữa, khi họ muốn chuyển các nhà máy ra khỏi Trung Quốc. Hàng rào thuế quan trong ASEAN sẽ không hạn chế sản phẩm làm tại đâu trong các nước thuộc khối ASEAN khi có quy chế tự do ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: