Danh mục

BÀI GIẢNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN - TS. NGUYỄN VĂN LỊCH - 6

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 562.82 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quá độ lên CNXH và cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam Đảm bảo thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa. Nội dung chủ đạo: Kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất để nhà nước thực hiện chức năng điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hỗ trợ và lôi cuốn các thành phần kinh tế khác (thông qua cung cấp vậy tư máy móc, vốn,…) cùng phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các doanh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÀI GIẢNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN - TS. NGUYỄN VĂN LỊCH - 6 Chương 8: Quá độ lên CNXH và cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam Đảm bảo thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa. + Nội dung chủ đạo: Kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất để nhà nước thực hiện chức năng điều tiết, quản lý vĩmô nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hỗ trợ và lôi cuốn các thành phần kinh tế khác (thông qua cung cấp vậy tư máy móc,vốn,…) cùng phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các doanh nghiệp nhà nước nêu gương đi đầu trong ứng dụng tiến bộ khoa học và côngnghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp luật. + Giải pháp tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước: Hoàn thành về cơ bản việc tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng: thựchiện cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước, xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnhtrên cơ sở các tổng công ty nhà nước có sự tham gia của các thành phần kinh tế, giải thể hoặc thayđổi hình thức sở hữu đối với những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ kéo dài mà nhà nướckhông cần nắm, phát triển thêm một số doanh nghiệp nhà nước ở một số ngành, lĩnh vực then chốtvà địa bàn quan trọng. Đổi mới công cụ và ứng dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ hiện đại theohướng: tăng tỷ suất khấu hao nhằm khắc phục hao mòn vô hình tài sản cố định, nâng sức cạnhtranh của hàng hoá để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Cải tiến quản lý sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước theo hướng: phân biệtquyền chủ sở hữu và quyền sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao trình độ của cán bộcông nhân viên đáp ứng nhu cầu của giai đoạn mới. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách của nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước nhằm tạođộng lực cho doanh nghiệp nhà nước phát triển, xoá bao cấp, cạnh tranh bình đẳng trên thị trường,tự chủ nâng cao hiệu quả nộp đủ thuế và có lãi. * Kinh tế tập thể Kinh tế tập thể là khu vực kinh tế hay kiểu quan hệ kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tập thể(các quỹ sử dụng chung trong hợp tác xã) và sở hữu của các thành viên. + Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế của những người lao động sản xuất nhỏ, bao gồmnông dân, thợ thủ công, người buôn bán và làm dịch vụ nhỏ cùng nhau làm ăn. + Kinh tế tập thể bao gồm những cơ sở kinh tế do người lao động tự nguyện góp vốn, cùngkinh doanh, tự quản lý theo nguyên tắc tập trung, bình đẳng, cùng có lợi. + Với các hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt; liên kết rộng rãinhững người lao động, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa không giới hạnquy mô, lĩnh vực và địa bàn. + Hợp tác xã được hình thành trên cơ sở đóng góp cổ phần và tham gia lao động trực tiếpcủa xã viên. Phân phối trong hợp tác xã theo kết quả lao động, theo vốn góp và mức độ tham gia 115 Chương 8: Quá độ lên CNXH và cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Namdịch vụ. Hợp tác xã được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tác cơ bản là: tự nguyện, bìnhđẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Nhà nước giúp đỡ hợp tác xã đào tạo cán bộ, ứng dụng khoahọc công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, mở rộng thị trường, xây dựng quỹ hỗ trợ phát triểnhợp tác xã. + Phát triển kinh tế tập thể: Phương châm: tích cực, vững chắc, xuất phát từ nhu cầu thực tế, đi từ thấp đến cao, đạt hiệuquả thiết thực, vì sự phát triển của sản xuất. Lấy lợi ích kinh tế làm chính: gồm lợi ích các thành viên và lợi ích tập thể đồng thời coitrọng lợi ích xã hội. Trong khu vực nông nghiệp, nông thôn phải trên cơ sở đảm bảo quyền tự chủ của kinh tếhộ, trang trại, hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ, trang trại. Không ngừng nâng cao năng suất, hiệu quảvà sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và hỗ trợ của nhà nước, có chính sách ưu đãi, khuyếnkhích, giúp đỡ để phát triển có hiệu quả. Thực hiện tốt Luật hợp tác xã. Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tếquốc dân. * Kinh tế cá thể, tiểu chủ Kinh tế cá thể là hình thức kinh tế dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và khảnăng lao động của bản thân người lao động và gia đình. Kinh tế tiểu chủ cũng là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất nhưng cóthuê mướn lao động, tuy nhiên thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào sức lao động và vốn của bản thân vàgia đình. + Sự khác nhau giữa kinh tế cá thể và kinh tế tiểu chủ ở chỗ: trong kinh tế cá thể nguồnthu nhập hoàn toàn dựa vào lao động và vốn của bản thân ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: