Bài giảng Kinh tế công cộng: Phần 2 - ThS. Dư Anh Thơ
Số trang: 63
Loại file: pdf
Dung lượng: 726.04 KB
Lượt xem: 28
Lượt tải: 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiếp nội dung phần 1, Bài giảng Kinh tế công cộng: Phần 2 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Chính phủ với vai trò định hướng kinh tế vĩ mô trong điều kiện toàn cầu hoá; lựa chọn công cộng; các công cụ chính sách can thiệp chủ yếu của chính phủ trong nền kinh tế thị trường. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế công cộng: Phần 2 - ThS. Dư Anh Thơ Bài giảng: Kinh tế công cộng CHƯƠNG 4: CHÍNH PHỦ VỚI VAI TRÒ ĐỊNH HƯỚNG KINH TẾ VĨ MÔ TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HOÁ. Mục tiêu của chương Kết thúc chương này, sinh viên cần nắm vững các nội dung cơ bản như sau: • Chính phủ sử dụng những chính sách gì để ổn định kinh tế vĩ mô trong điều kiện nền kinh tế đóng? • Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) được hiểu như thế nào? Những thuận lợi và thách thức mà quốc gia gặp phải trong bối cảnh toàn cầu hóa và HNKTQT? • Những chính sách ổn định kinh tế vĩ mô mà Chính phủ sử dụng sẽ gặp phải khó khăn gì trong bối cảnh toàn cầu hóa? • Những chính sách ổn định kinh tế vĩ mô được Chính phủ Việt Nam sử dụng như thế nào trong giai đoạn từ sau đổi mới 1986 đến 2010 và định hướng hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô cho giai đoạn tiếp theo? 1. Chính phủ với vai trò ổn định kinh tế vĩ mô trong điều kiện nền kinh tế đóng. 1.1. Chính sách tài khoá. 1.1.1. Khái niệm và công cụ của chính sách tài khoá. * Khái niệm: Chính sách tài khoá là quyết định của Chính phủ về chi tiêu và thuế để hướng nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn. Trong điều kiện bình thường, chính sách này được sử dụng để tác động vào tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế có dấu hiệu của suy thoái hay sự phát triển quá mức (còn gọi là phát triển nóng) thì nó lại được sử dụng như một công cụ để giúp đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng. * Công cụ của chính sách tài khoá: Hai công cụ chủ yếu của chính sách tài khóa là chi tiêu của Chính phủ và thuế. Ta xét hàm tổng cầu sau: AD = C + I +G Trong đó: AD: Tổng cầu. C: Tiêu dùng tư nhân. I: Đầu tư. G: Chi tiêu của Chính phủ cho hàng hoá và dịch vụ. Trang 98 Bài giảng: Kinh tế công cộng (Cần phân biệt chi tiêu của Chính phủ gồm chi mua sắm hàng hoá dịch vụ (G) và chi chuyển nhượng (TR)) Nếu Chính phủ tăng hay giảm chi tiêu hàng hoá và dịch vụ (G) sẽ làm cho hàm tổng cầu (AD) tăng hay giảm theo. Bên cạnh đó thì khoản chi chuyển nhượng TR lại được tính thông qua thuế trong một khái niệm chung là thuế ròng (NT), NT = T - TR, do đó tăng thuế ròng sẽ làm giảm đi các khoản thu nhập cá nhân dẫn đến giảm tiêu dùng cá nhân (C) ảnh hưởng đến tổng cầu (AD). 1.1.2. Cơ chế hoạt động của chính sách tài khoá. Giả sử nền kinh tế đang lâm vào tình trạng suy thoái. Các hãng tư nhân không muốn đầu tư thêm, còn người tiêu dùng không muốn chi tiêu thêm. Để mở rộng cầu, Chính phủ áp dụng chính sách tài khoá mở rộng bằng cách tăng chi tiêu hoặc giảm thuế, qua đó nâng cao mức chi tiêu chung của nền kinh tế. Đường 45o AD1 AD E1 AD0 E0 G Y 0 Y0 Y1 Y Hình 32: Chính sách tài khoá mở rộng làm tăng tổng cầu Hình 32 cho thấy ban đầu điểm cân bằng trên thị trường của tổng cầu rất thấp tại E0 với mức tổng cầu là Y0, vì thế Chính phủ muốn kích cầu bằng cách tăng thêm chi tiêu của Chính phủ một lượng là G. Điều này đã làm dịch chuyển AD lên AD1. Điểm cân bằng dịch chuyển từ E0 đến E1 và tổng cầu tăng Y0 lên Y1 với một lượng là Y (Y = G). Ngoài ra, Chính phủ có thể giảm thuế mà không cần tăng thu nhập và trường hợp này cũng tương tự như hình 30 sẽ làm dịch chuyển đường AD. Trang 99 Bài giảng: Kinh tế công cộng Trong trường hợp nền kinh tế ở trạng thái phát đạt quá mức, với biểu hiện là tỷ lệ lạm phát cao, thì Chính phủ có thể áp dụng chính sách tài khoá thắt chặt để kìm chế bớt, bằng cách giảm chi tiêu hoặc tăng thuế. Chính sách tài khoá giống như một núm điều khiển có thể dùng để kiểm soát tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Nếu không có chính sách tài khoá thì nền kinh tế vẫn có cơ chế tự điều chỉnh để đưa về trạng thái cân bằng. 1.1.3. Hạn chế của chính sách tài khoá. Thứ nhất, phải kể đến sự tồn tại khách quan của độ trễ về thời gian. Sau một thời gian nhất định, Chính phủ mới có thể nhận biết được sự thay đổi của tổng cầu, có thể phải mất đến sáu tháng mới có thể thu thập được những số liệu thống kê đáng tin cậy về nền kinh tế vĩ mô, và từ từ đó mới có thể ra các quyết định điều chỉnh. Khi đó, các quyết định này đã trở nên lạc hậu so với điều kiện thực tiễn. Thứ hai, trong khi quyết định về chính sách tài khoá, Chính phủ luôn gặp phải hai vấn đề cơ bản. Đó là Chính phủ không biết được quy mô tác động cụ thể của việc điều chỉnh chi tiêu lên các lên các biến số kinh tế vĩ mô dự tính và nếu có thể ước tính được về quy mô tác động thì sự ước tính đó cũng chỉ dựa trên cơ sở số liệu quá khứ. Thứ ba, khi kinh tế suy thoái, tức là sản lượng thực tế thấp xa so với sản lượng tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao, thì thâm hụt ngân sách thường lớn. Vì thế nếu tăng chi tiêu của Chính phủ sẽ làm cho thâm hụt ngân sách càng thêm trầm trọng và nó sẽ làm tăng lạm phát và gia tăng nợ của Chính phủ và gây ra những tác động không thuận lợi đối với ổn định kinh tế vĩ mô nói chung. Thứ tư, việc tăng hay giảm chi tiêu ngân sách luôn là một nhiệm vụ khó khăn đối với tất cả các Chính phủ. Bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các tầng lớp dân cư và điều đó có thể gây nên làn sóng phản đối chính trị. 1.2. Chính sách tiền tệ. 1.2.1. Khái niệm và công cụ của chính sách tiền tệ. * Khái niệm: Chính sách tiền tệ là chính sách sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối để ổn định tiền tệ, từ đó ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế công cộng: Phần 2 - ThS. Dư Anh Thơ Bài giảng: Kinh tế công cộng CHƯƠNG 4: CHÍNH PHỦ VỚI VAI TRÒ ĐỊNH HƯỚNG KINH TẾ VĨ MÔ TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HOÁ. Mục tiêu của chương Kết thúc chương này, sinh viên cần nắm vững các nội dung cơ bản như sau: • Chính phủ sử dụng những chính sách gì để ổn định kinh tế vĩ mô trong điều kiện nền kinh tế đóng? • Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) được hiểu như thế nào? Những thuận lợi và thách thức mà quốc gia gặp phải trong bối cảnh toàn cầu hóa và HNKTQT? • Những chính sách ổn định kinh tế vĩ mô mà Chính phủ sử dụng sẽ gặp phải khó khăn gì trong bối cảnh toàn cầu hóa? • Những chính sách ổn định kinh tế vĩ mô được Chính phủ Việt Nam sử dụng như thế nào trong giai đoạn từ sau đổi mới 1986 đến 2010 và định hướng hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô cho giai đoạn tiếp theo? 1. Chính phủ với vai trò ổn định kinh tế vĩ mô trong điều kiện nền kinh tế đóng. 1.1. Chính sách tài khoá. 1.1.1. Khái niệm và công cụ của chính sách tài khoá. * Khái niệm: Chính sách tài khoá là quyết định của Chính phủ về chi tiêu và thuế để hướng nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn. Trong điều kiện bình thường, chính sách này được sử dụng để tác động vào tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế có dấu hiệu của suy thoái hay sự phát triển quá mức (còn gọi là phát triển nóng) thì nó lại được sử dụng như một công cụ để giúp đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng. * Công cụ của chính sách tài khoá: Hai công cụ chủ yếu của chính sách tài khóa là chi tiêu của Chính phủ và thuế. Ta xét hàm tổng cầu sau: AD = C + I +G Trong đó: AD: Tổng cầu. C: Tiêu dùng tư nhân. I: Đầu tư. G: Chi tiêu của Chính phủ cho hàng hoá và dịch vụ. Trang 98 Bài giảng: Kinh tế công cộng (Cần phân biệt chi tiêu của Chính phủ gồm chi mua sắm hàng hoá dịch vụ (G) và chi chuyển nhượng (TR)) Nếu Chính phủ tăng hay giảm chi tiêu hàng hoá và dịch vụ (G) sẽ làm cho hàm tổng cầu (AD) tăng hay giảm theo. Bên cạnh đó thì khoản chi chuyển nhượng TR lại được tính thông qua thuế trong một khái niệm chung là thuế ròng (NT), NT = T - TR, do đó tăng thuế ròng sẽ làm giảm đi các khoản thu nhập cá nhân dẫn đến giảm tiêu dùng cá nhân (C) ảnh hưởng đến tổng cầu (AD). 1.1.2. Cơ chế hoạt động của chính sách tài khoá. Giả sử nền kinh tế đang lâm vào tình trạng suy thoái. Các hãng tư nhân không muốn đầu tư thêm, còn người tiêu dùng không muốn chi tiêu thêm. Để mở rộng cầu, Chính phủ áp dụng chính sách tài khoá mở rộng bằng cách tăng chi tiêu hoặc giảm thuế, qua đó nâng cao mức chi tiêu chung của nền kinh tế. Đường 45o AD1 AD E1 AD0 E0 G Y 0 Y0 Y1 Y Hình 32: Chính sách tài khoá mở rộng làm tăng tổng cầu Hình 32 cho thấy ban đầu điểm cân bằng trên thị trường của tổng cầu rất thấp tại E0 với mức tổng cầu là Y0, vì thế Chính phủ muốn kích cầu bằng cách tăng thêm chi tiêu của Chính phủ một lượng là G. Điều này đã làm dịch chuyển AD lên AD1. Điểm cân bằng dịch chuyển từ E0 đến E1 và tổng cầu tăng Y0 lên Y1 với một lượng là Y (Y = G). Ngoài ra, Chính phủ có thể giảm thuế mà không cần tăng thu nhập và trường hợp này cũng tương tự như hình 30 sẽ làm dịch chuyển đường AD. Trang 99 Bài giảng: Kinh tế công cộng Trong trường hợp nền kinh tế ở trạng thái phát đạt quá mức, với biểu hiện là tỷ lệ lạm phát cao, thì Chính phủ có thể áp dụng chính sách tài khoá thắt chặt để kìm chế bớt, bằng cách giảm chi tiêu hoặc tăng thuế. Chính sách tài khoá giống như một núm điều khiển có thể dùng để kiểm soát tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Nếu không có chính sách tài khoá thì nền kinh tế vẫn có cơ chế tự điều chỉnh để đưa về trạng thái cân bằng. 1.1.3. Hạn chế của chính sách tài khoá. Thứ nhất, phải kể đến sự tồn tại khách quan của độ trễ về thời gian. Sau một thời gian nhất định, Chính phủ mới có thể nhận biết được sự thay đổi của tổng cầu, có thể phải mất đến sáu tháng mới có thể thu thập được những số liệu thống kê đáng tin cậy về nền kinh tế vĩ mô, và từ từ đó mới có thể ra các quyết định điều chỉnh. Khi đó, các quyết định này đã trở nên lạc hậu so với điều kiện thực tiễn. Thứ hai, trong khi quyết định về chính sách tài khoá, Chính phủ luôn gặp phải hai vấn đề cơ bản. Đó là Chính phủ không biết được quy mô tác động cụ thể của việc điều chỉnh chi tiêu lên các lên các biến số kinh tế vĩ mô dự tính và nếu có thể ước tính được về quy mô tác động thì sự ước tính đó cũng chỉ dựa trên cơ sở số liệu quá khứ. Thứ ba, khi kinh tế suy thoái, tức là sản lượng thực tế thấp xa so với sản lượng tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao, thì thâm hụt ngân sách thường lớn. Vì thế nếu tăng chi tiêu của Chính phủ sẽ làm cho thâm hụt ngân sách càng thêm trầm trọng và nó sẽ làm tăng lạm phát và gia tăng nợ của Chính phủ và gây ra những tác động không thuận lợi đối với ổn định kinh tế vĩ mô nói chung. Thứ tư, việc tăng hay giảm chi tiêu ngân sách luôn là một nhiệm vụ khó khăn đối với tất cả các Chính phủ. Bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các tầng lớp dân cư và điều đó có thể gây nên làn sóng phản đối chính trị. 1.2. Chính sách tiền tệ. 1.2.1. Khái niệm và công cụ của chính sách tiền tệ. * Khái niệm: Chính sách tiền tệ là chính sách sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối để ổn định tiền tệ, từ đó ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Kinh tế công cộng Kinh tế công cộng Chính sách tài khoá Chính sách ổn định kinh tế vĩ mô Nguyên tắc lựa chọn công cộngGợi ý tài liệu liên quan:
-
203 trang 348 13 0
-
Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1: Phần 1 - ĐH Thương mại
194 trang 278 0 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 247 1 0 -
229 trang 188 0 0
-
Bài tập lớn Kinh tế dầu khí: Chính sách tài khoá của Ả Rập Xê Út
15 trang 150 0 0 -
Nguyên lý Kinh tế vĩ mô (Bài Tập và lời giải): Phần 2
77 trang 131 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần Lý thuyết tài chính-tiền tệ
32 trang 104 0 0 -
những chủ đề kinh tế học hiện đại - kinh tế vĩ mô: phần 1
120 trang 102 0 0 -
24 trang 70 0 0
-
10 trang 63 0 0