Danh mục

Đề cương chi tiết học phần Lý thuyết tài chính-tiền tệ

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 484.72 KB      Lượt xem: 89      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Học phần "Lý thuyết tài chính-tiền tệ" giúp các bạn sinh viên có thể trình bày được những lý luận cơ bản về tiền tệ, tài chính và những nội dung chủ yếu của các hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ của nền kinh tế quốc dân như: nguồn gốc ra đời, vai trò, chức năng của tiền tệ, tài chính; các khối tiền tệ; cung cầu tiền tệ; chế độ lưu thông tiền tệ; các nội dung về lạm phát và biện pháp ổn định tiền tệ; nhiệm vụ của các khâu tài chính trong hệ thống tài chính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương chi tiết học phần Lý thuyết tài chính-tiền tệTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ HỆ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC 1. Thông tin chung về học phần - Tên học phần: Lý thuyết tài chính – tiền tệ - Mã học phần: - Số tín chỉ: 03 - Học phần: Bắt buộc - Các học phần tiên quyết: Kinh tế chính trị, triết học Mác – Lênin - Các học phần kế tiếp - Các yêu cầu đối với học phần (nếu có) - Giờ tín chỉ đối với các hoạt động: + Lý thuyết: 45 tiết + Làm tiểu luận, bài tập lớn: Không + Kiểm tra đánh giá: 1 tiết + Tự học, tự nghiên cứu: 90 tiết - Địa chỉ Khoa/ bộ môn phụ trách học phần Bộ môn Ngân hàng – Bảo hiểm, Khoa Tài chính – Ngân hàng – Tầng 2, Nhà B, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An. - Thông tin giảng viên biên soạn đề cương + Họ và tên giảng viên phụ trách học phần: ThS.Hoàng Thị Huyền & ThS. Phạm Thị Hoài Thanh Thời gian, địa điểm làm việc: Bộ môn Ngân hàng – Bảo hiểm Địa chỉ liên hệ: Đại học Kinh tế Nghệ An- Số 51 đường Lý Tự Trọng, TPVinh Điện thoại: 0946198558 Email: huyenht.na@gmail.com 0972180226 hoaithanhttc49@gmail.com 2. Mục tiêu của học phần * Kiến thức: - Trình bày được những lý luận cơ bản về tiền tệ, tài chính và những nội dung chủ yếu của các hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ của nền kinh tế quốc dân như: nguồn gốc ra đời, vai trò, chức năng của tiền tệ, tài chính; các khối tiền tệ; cung cầu tiền tệ; chế độ lưu thông tiền tệ; các nội dung về lạm phát và biện pháp ổn định tiền tệ; nhiệm vụ của các khâu tài chính trong hệ thống tài chính. - Trình bày được những vấn đề cơ bản về tín dụng, lãi suất tín dụng; phân biệtđược các hình thức tín dụng. - Trình bày được tổng quan về tài chính công, hệ thống tài chính công, chính sáchtài khóa; những vấn đề chung về tài chính doanh nghiệp, tổ chức tài chính doanh nghiệp,quản lý và sử dụng vốn kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm,thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp. - Trình bày được vai trò, chức năng và phân biệt được các tổ chức tài chính trunggian chủ yếu. - Phân biệt được thị trường tài chính, thị trường vốn, thị trường tiền tệ. - Trình bày được mô hình tổ chức, vai trò,chức năng của ngân hàng trung ương vàcác chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. - Trình bày được những vấn đề chung về tài chính quốc tế như cơ sở hình thànhquan hệ tài chính quốc tế, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán quốc tế, các hình thức cơbản của tín dụng quốc tế, hình thức đầu tư quốc tế, viện trợ phát triển chính thức, phânbiệt một số tổ chức tài chính quốc tế. * Kỹ năng: - Có khả năng nhận thức ban đầu và ứng xử với các vấn đề tài chính - tiền tệ. - Có kỹ năng đọc, hiểu và phân tích nội dung của một số văn bản pháp luật tàichính - Tiền tệ quan trọng. - Giải thích, phân tích, đánh giá cơ bản các hiện tượng xảy ra trong nền kinh tếnhư biến động lãi suất, lạm phát, bội chi,...dưới góc nhìn của khoa học tài chính – tiền tệ.Từ đó, có khả năng đề xuất được một số khuyến nghị chính sách phù hợp. - Vận dụng thực hiện giải quyết một số tình huống thực tiễn liên quan đến Tàichính – Tiền tệ. * Thái độ: - Nhận thức đúng đắn về vị trí quan trọng và vai trò to lớn của tài chính, tiền tệ đốivới các hoạt động kinh tế – xã hội. - Nhận thức được quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về công tác tài chính –tiền tệ, những định hướng lớn về tổ chức và sử dụng tài chính – tiền tệ trong điều kiệnkinh tế thị trường ở Việt Nam. - Có những hoạt động, hành vi tích cực góp phần thúc đẩy sự phát triển đối với lĩnh vực tàichính, tiền tệ.3. Tóm tắt nội dung học phần Môn học Tài chính – tiền tệ là môn học lý luận cơ sở ngành có vị trí như cầu nốigiữa các mộn học lý luận cơ bản và các môn học nghiệp vụ. Môn học trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về tài chính – tiền tệ như: nhữngvấn đề chung về tiền tệ, tài chính, tín dụng; hệ thống tài chính, khái quát những nội dungchủ yếu của hoạt động tài chính trong các khâu tài chính như: Ngân sách nhà nước, Tàichính doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian, tài chính hộ gia đình, tài chính quốctế… Môn học chỉ tập trung trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về tài chính – tiền tệ,những vấn đề có tính nguyên tắc, những tư tưởng, quan niệm cơ bản, những định hướnglớn về tổ chức và sử dụng tài chính – tiền tệ trong điều kiện kinh tế thị trường ở ViệtNam, cũng như trên thế giới; Môn học không đi sâu vào các vấn đề có tính chất kỹ thuật,nghiệp vu riêng của từng côn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: