Danh mục

Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 2 - Chương 7: Tranh luận về chính sách kinh tế vĩ mô

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 264.60 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 2 - Chương 7: Tranh luận về chính sách kinh tế vĩ mô. Chương này cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức bao gồm: quan điểm về vai trò của các chính sách vĩ mô; tranh luận về chính sách ổn định hóa nền kinh tế; hoạch định chính sách trong thế giới bất định;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 2 - Chương 7: Tranh luận về chính sách kinh tế vĩ mô 8/4/2020 CHƯƠNG 7 TRANH LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ NỘI DUNG CHƯƠNG 7 7.1. Quan điểm về vai trò của các chính sách vĩ mô 7.1.1. Quan điểm của trường phái Cổ điển 7.1.2. Quan điểm của trường phái Keynes 7.2. Tranh luận về chính sách ổn định hoá nền kinh tế 7.2.1. Chính sách nên chủ động hay thụ động 7.2.2. Chính sách tùy nghi hay theo quy tắc 7.2.3 Hoạch định chính sách trong thế giới bất định 141 8/4/2020 7.1. QUAN ĐIỂM VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHÍNH SÁCH VĨ MÔ Quan điểm của trường phái Cổ điển • Coi trọng vai trò của thị trường tự do: - Sự tồn tại của qui luật kinh tế là khách quan. - Quy luật kinh tế có khả năng đảm bảo sự công bằng tự nhiên trong hệ thống kinh tế. - Nhà nước cần hạn chế can thiệp vào nền kinh tế 7.1. QUAN ĐIỂM VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHÍNH SÁCH VĨ MÔ Quan điểm của trường phái Keynes • Đề cao vai trò của chính phủ trong điều hành nền kinh tế: chính phủ có thể sử dụng chính sách can thiệp vào nền kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng thông qua các hoạt động: đầu tư nhà nước; hệ thống tài chính tín dụng và lưu thông tiền tệ; các hình thức khuyến khích tiêu dùng. 142 8/4/2020 7.2. TRANH LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH HÓA NỀN KINH TẾ Tranh luận 1: Chính sách nên chủ động hay thụ động? Các quan điểm biện hộ cho chính sách chủ động: • Nền kinh tế không ổn định. • Suy thoái dẫn đến lãng phí nguồn lực. • Chính sách nên chủ động tác động vào AD để điều chỉnh các cú sốc kinh tế 7.2. TRANH LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH HÓA NỀN KINH TẾ Tranh luận 1: Chính sách nên chủ động hay thụ động? Các quan điểm không ủng hộ cho chính sách chủ động: • Độ trễ chính sách • Khả năng dự báo yếu • Nỗ lực bình ổn có thể làm bất ổn 143 8/4/2020 7.2. TRANH LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH HÓA NỀN KINH TẾ Chính sách tùy nghi hay theo quy tắc Chính sách theo nguyên tắc: Các nhà hoạch định chính sách sẽ thông báo trước về việc chính phủ sẽ phản ứng thế nào (bằng chính sách) với các thay đổi trong nền kinh tế và cam kết sẽ thực hiện theo đúng như thế. Chính sách tùy nghi: Khi có sự thay đổi của nền kinh tế, các nhà hoạch định chính sách sẽ sử dụng quyền quyết định và áp dụng bất kỳ chính sách nào được cho rằng là phù hợp tại thời điểm đó. 7.2. TRANH LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH HÓA NỀN KINH TẾ Chính sách tùy nghi hay theo quy tắc Các quan điểm ủng hộ chính sách theo nguyên tắc: • Chính sách tùy nghi có thể gánh chịu hậu quả từ sự thiếu năng lực và tính không nhất quát theo thời gian. • Chu kỳ kinh tế chính trị và lạm dụng quyền lực. • Quy tắc giúp định hình kỳ vọng (lạm phát). 144 8/4/2020 7.2. TRANH LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH HÓA NỀN KINH TẾ Chính sách tùy nghi hay theo quy tắc Các quan điểm ủng hộ chính sách tùy nghi (phản đối nguyên tắc): • Không thể dự báo trước mọi thứ. • Chính sách tùy nghi có tính linh hoạt hơn • Chu kỳ kinh tế chính trị và lạm dụng quyền lực, tính không nhất quán chỉ mang tính giả thuyết, • Khó xác định quy tắc rõ ràng hay thế nào là quy tắc tốt. 7.2. TRANH LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH HÓA NỀN KINH TẾ Ví dụ về tính không nhất quán của chính sách 1. Để khuyến khích đầu tư: chính phủ thông báo sẽ không tăng thuế thu nhập DN. Nhưng khi các DN đã bỏ vốn đầu tư xây dựng, chính phủ lại thay đổi chính sách để tăng doanh thu thuế 145 8/4/2020 7.2. TRANH LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH HÓA NỀN KINH TẾ Ví dụ về tính không nhất quán của chính sách 2. Để giảm lạm phát kỳ vọng, ngân hàng trung ương thông báo sẽ thắt chặt tiền tệ. Nhưng khi thất nghiệp cao, ngân hàng trung ương lại có thể tăng cung tiền để giảm lãi suất. THE END 146

Tài liệu được xem nhiều: