Danh mục

Bài giảng Kinh tế học vi mô 2 - Bài 6: Các mô hình độc quyền tập đoàn

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 145      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Kinh tế học vi mô 2 - Bài 6: Các mô hình độc quyền tập đoàn" tìm hiểu bản chất các mô hình trong độc quyền tập đoàn; vận dụng lý thuyết vào thực tế khi xây dựng chiến lược kinh doanh; làm được các loại bài tập trong các mô hình khác nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế học vi mô 2 - Bài 6: Các mô hình độc quyền tập đoàn Bài 6: Các mô hình độc quyền tập đoàn BÀI 6 CÁC MÔ HÌNH ĐỘC QUYỀN TẬP ĐOÀN Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. PGS.TS. Phạm Văn Minh (2011), Giáo trính Kinh tế học vi mô 2, NXB Lao động xã hội. 2. PGS.TS. Vũ Kim Dũng – PGS.TS. Phạm Văn Minh (2011), Hướng dẫn thực hành Kinh tế học vi mô 2, NXB Lao động xã hội. 3. PGS.TS. Vũ Kim Dũng – PGS.TS. Nguyễn Văn Công (2012), Giáo trình kinh tế học tập 1, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Trong phần 1 chúng ta mới nghiên cứu đơn giản về lý thuyết trò chơi trong cấu trúc thị trường này. Phần 2 sẽ cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng quan hơn nhiều về các mô hình phức tạp của cấu trúc thị trường này như mô hình cấu kết và mô hình không cấu kết. Việc phân chia sản lượng và đặt giá trong từng mô hình. Mục tiêu  Hiểu được bản chất các mô hình trong độc quyền tập đoàn.  Vận dung lý thuyết vào thực tế khi xây dựng chiến lược kinh doanh.  Làm được các loại bài tập trong các mô hình khác nhau. TX KHMI02_Bai 6_v1.0014107222 65 Bài 6: Các mô hình độc quyền tập đoàn Tình huống dẫn nhập Độc quyền tập đoàn trong ngành hàng không: tốt hay xấu? Không phải tất cả các hãng độc quyền tập đoàn đều xấu. Một số có thể có mang lại tác động tích cực. Lợi nhuận dồi dào của các hãng có thể được sử dụng để tài trợ cho hoạt động nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới hoặc để cải tiến dịch vụ (máy tính là một ví dụ điển hình). Các hãng lớn còn có thể có được tính kinh tế theo quy mô. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy các hãng hàng không hiếm khi có lợi nhuận lớn, và nếu có lợi nhuận lớn để có thể đầu tư cho nghiên cứu và phát triển thì nhu cầu cho đầu tư phát triển lại nằm ở các ngành khác có liên quan như thiết kế và sản xuất máy bay hay ngành kiểm soát không lưu. Ngoài ra, kinh doanh hàng không có tính kinh tế theo quy mô nhưng thật nghịch lý là các hãng hàng không lớn lại hoạt động ít hiệu quả hơn so với những hãng nhỏ. Vì vậy, cả hai tác động tích cực của độc quyền tập đoàn đều không tồn tại ở các hãng hàng không. Hãy xác định nhược điểm của mô hình độc quyền tập đoàn trong ngành hàng không? 66 TX KHMI02_Bai 6_v1.0014107222 Bài 6: Các mô hình độc quyền tập đoàn 6.1. Mô hình độc quyền tập đoàn không cấu kết 6.1.1. Mô hình Cournot Mô hình này được Augustin Cournot đưa ra vào năm 1838. Để đơn giản trước hết chúng ta xem xét trường hợp thị trường độc quyền tập đoàn có hai hãng. Giả định rằng các hãng sản xuất sản phẩm giống nhau và họ biết trước đường cầu thị trường (DTT: P = f(Q)). Mỗi hãng phải quyết định sản xuất bao nhiêu sản lượng một cách đồng thời trên cơ sở cân nhắc hành vi của đối thủ. Vì sản phẩm là giống nhau nên mức giá bán sẽ phụ thuộc vào tổng sản lượng của cả 2 hãng thông qua đường cầu thị trường. Trong mô hình này, mỗi hãng sẽ coi sản lượng của đối thủ cạnh tranh là cố định và từ đó đưa ra mức sản lượng của mình. Nếu hãng 1 cho rằng hãng 2 sản xuất Q2 đơn vị thì đường cầu của hãng 1 (D1) sẽ bằng đường cầu thị trường (DTT) trừ đi Q2 đơn vị tại mỗi mức giá. Từ đường cầu của mình, hãng 1 sẽ xác định được mức sản lượng tối ưu theo nguyên tắc MR1 = MC1, và mức sản lượng này được xác định là một hàm số của mức sản lượng dự tính của hãng 2. Như vậy, mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của hãng 1 hoàn toàn phụ thuộc vào việc nó dự tính sản lượng của hãng 2 là bao nhiêu, Q1* = g(Q2). Quan hệ này được gọi là đường phản ứng của hãng 1. Tương tự, ta có đường phản ứng của hãng 2, Q2* = h(Q1). Cân bằng đạt được tại vị trí giao cắt giữa 2 đường phản ứng của 2 hãng (điểm A). Tại đó mỗi hãng dự báo chính xác về sản lượng của đối thủ và thực hiện được hành vi tối đa hoá lợi nhuận. Do đó các hãng không có động cơ chuyển ra khỏi vị trí này. Điểm này được gọi là cân bằng Nash –Cournot bởi đây chính là một cân bằng Nash. Tuy nhiên nếu các hãng sản xuất ở điểm khác với vị trí cân bằng thì quá trình điều chỉnh về điểm cân bằng không giải thích được trong mô hình này. Chúng ta mở rộng mô hình với giả định rằng có nhiều hãng trên thị trường độc quyền tập đoàn chứ không phải chỉ 2 hãng như trường hợp trên. Tất cả các hãng sản xuất cùng loại sản phẩm và có cầu thị trường là: DTT: P = P(Q) với: Q = Q1 +…+ Qn. Q1 Q2*= h(Q1) Cân bằng Cournot Q1 * Q1*= g(Q2) 0 Q2 * Q2 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: